cai trị từ phía Persepolis (gần Shiraz) ở miền Nam Iran, cho thấy Ba
Tư cổ đại ở thời đỉnh cao của nó, từ giữa thế kỷ VI đến thế kỷ IV
TCN. Nó trải ra từ Thrace và Macedonia về phía tây bắc, và Libya và
Ai Cập ở phía tây nam, đến Punjab ở phía đông; từ Trancaucasus
và các biển Caspi, Aral ở phía bắc cho đến vịnh Ba Tư và biển
Oman ở phía nam. Chưa bao giờ có bất kỳ một đế chế nào kiểm
soát được một khu vực rộng lớn đến thế, bao gồm cùng lúc sông
Nile, eo biển Bosporus và cả sông Ấn. Quan điểm của phương Tây
về Ba Tư cổ đại hầu như là tiêu cực, do ảnh hưởng bởi các cuộc
chiến tranh trong thế kỷ V TCN giữa Ba Tư và Hy Lạp, với sự thiện
cảm của họ dành cho những người Hy Lạp đã phương Tây hóa,
xem như một sự đối lập lại với những người Ba Tư thuộc châu Á.
Đó cũng là trường hợp mà Hodgson đã nhận xét: Oikoumene dưới
thời tương đối hòa bình, rộng lượng và có chủ quyền của Ba Tư
thuộc Achaemenid và những đế chế về sau này đã cung cấp một cơ
sở vững chắc cho sự nổi lên và thịnh vượng của những tôn giáo lớn
có tục lệ xưng tội.
“Những người của nhà nước Parthia xưa ở Tây Á,” theo
Axworthy, “đã nêu một tấm gương tốt nhất về đặc tính của người
Iran - sự nhận thức, sự chấp nhận và lòng khoan dung về tính phức
tạp và đa dạng của các nền văn hóa… mà thông qua đó họ quản lý.”
Phân bố tập trung tại khu vực đông bắc Iran thuộc Khorasan và
vùng Kara Kum kề bên, và nói một thứ tiếng Iran, người Parthia giữ
quyền cai trị từ giữa thế kỷ III TCN đến thế kỷ III trên vùng đất đại
thể là từ Syria và Iraq tới miền Trung Afghanistan và Pakistan, bao
gồm cả Armenia và Turkmenistan. Như vậy, thay vì không gian từ
Bosporus tới sông Ấn hoặc từ sông Nile tới Oxus của thời thuộc Ba
Tư của Achaemenid, đế chế Parthia tạo thành một tầm nhìn hiện