SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 401

tố “- istan” gắn liền với tên gọi của các nước Trung Á, trong tiếng Ba
Tư có nghĩa là “nơi chốn, địa điểm”, và chỉ bởi nhờ vào di sản Ba Tư
của những nước Trung Á này, mà họ đã cải đạo theo Hồi giáo. Cho
đến đầu thế kỷ XX, tất cả các ngôn ngữ của giới trí thức và giới tinh
hoa của khu vực này đều ít nhiều có nguồn gốc phái sinh từ tiếng Ba
Tư. Tuy nhiên, Olivier Roy nhắc nhở chúng ta rằng, năm 1991,
những người Shia Azerbaijan đã lấy bảng chữ cái Latin để sử dụng
và tự nhận sự bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ. Về phần Uzbekistan theo
dòng Sunni, nó đã trở nên dân tộc chủ nghĩa hơn là Hồi giáo, vì sợ
trào lưu chính thống của một số bộ phận dân cư của mình, khiến nó
trở nên cảnh giác đối với Iran. Tajikistan, theo dòng Sunni nhưng nói
tiếng Ba Tư, lại tìm ở Iran một sự bảo vệ, nhưng Iran không dám hỗ
trợ nước này một cách quá công khai, vì sợ sẽ có thêm kẻ thù từ
một lượng đông đảo người Hồi giáo nói tiếng Turk trong phần còn lại
của Trung Á. Người dân Trung Á, du mục hoặc bán du mục, ban đầu
vốn không phải là nhóm những người Hồi giáo sùng đạo, và bảy
thập kỷ dưới chế độ Soviet chỉ càng tăng cường thêm xu hướng thế
tục của họ. Họ chỉ mới bắt đầu trở lại với Hồi giáo, và họ vừa bị
khiếp sợ vừa bị hăm dọa bởi sự nghiêm ngặt và chặt chẽ của một
Iran thuộc giới giáo sĩ.

Tất nhiên, cũng có một số sự tiến hóa được xem là tích cực theo

cách của Tehran. Qua bằng chứng chương trình hạt nhân của mình,
Iran thuộc về nhóm những quốc gia tiên tiến nhất ở Trung Đông về
phương diện công nghệ. Nó đã xây dựng những nhà máy thủy điện,
đường bộ và đường sắt trong các nước Trung Á và dự tính rằng
những nước này sẽ sớm được kết nối bằng những con đường
thương mại đáng tin cậy. Một đường ống đang mở đường cho khí tự
nhiên của Turkmenistan tới Iran từ đông nam Turkmenistan đến tận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.