giao với Israel, và không nuôi sự thù hận sâu sắc đối với nhà nước
Do Thái như thế giới Arab, mà xem ra cũng giảm nhẹ dần sau Mùa
xuân Arab. Hơn nữa, nếu Iran rất ít hấp dẫn ở Trung Á, và cả với thế
giới Arab, chính là vì quyền lực gây nghẹt thở của giới giáo sĩ của
nó, những kẻ đã từng không ngần ngại sử dụng bạo lực để đè bẹp
những ý định dân chủ thoáng qua của người dân nước mình.
Cách đây vài năm, tôi có cơ hội đi du lịch đến thủ đô Ashgabat
của Turkmenistan, được bao quanh bởi một sa mạc, trên đó qua lại
ngang dọc có mấy toán du mục hiếm hoi. Bắt đầu từ thành phố này,
văn hóa Iran dường như là trung tâm của thế giới, nằm trên các
tuyến đường thương mại và hành hương lớn. Người Turkmen, vốn
dĩ bị buộc phải buôn bán với nước láng giềng Iran, họ chủ yếu là thế
tục và không cảm thấy niềm đam mê hay bị quyến rũ bởi chế độ của
các vị giáo sĩ. Dù cho ảnh hưởng của Iran là thế nào, dù sự đối lập
của nó đối với Mỹ và Israel là dai dẳng đến dâu, thì tôi vẫn nghĩ
rằng, nước này sẽ phải quá mệt mỏi, đứt hơi, trước khi có thể chiếm
ưu thế về hệ tư tưởng và tôn giáo trên toàn Trung Á. Nhưng một
Iran dân chủ hay gần như dân chủ, do vị trí địa lý lý tưởng của nó,
sẽ có đủ khả năng làm năng động hóa toàn bộ thế giới Hồi giáo, cả
trong thế giới Arab lẫn vùng Trung Á.
Khuynh hướng tiến bộ thuộc dòng Sunni của thế giới Arab sẽ
được hưởng lợi nhiều hơn từ sự mở cửa của Iran, nơi mà tư tưởng
Shia mang bản chất chiết trung, có những nguồn lực cần thiết để trở
nên khoan dung hơn, so với từ sự giúp đỡ của phương Tây hay
cuộc can thiệp thất bại vào Iraq. Một Iran như thế cũng sẽ có thể
hiện thực hóa những gì mà hai thập kỷ dân chủ phương Tây sau
Chiến tranh Lạnh đã không thể làm được, nghĩa là tạo ra một sự