một vết sẹo lâu dài trong đầu óc của người Arab thời nay. Thổ Nhĩ
Kỳ là một ví dụ về dân chủ Hồi giáo có thể là một mô hình cho
những quốc gia vừa mới được giải phóng này, vì nó đã phát triển từ
một chế độ lai ghép, với những tướng lĩnh quân đội và những nhà
chính trị cùng chia sẻ quyền lực cho đến những năm gần đây - một
quá trình mà một số quốc gia Arab sẽ đi qua trên đường tới các hệ
thống tự do hơn. Với 75 triệu dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế
tương đối lành mạnh của mình, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một sức nặng
dân số và kinh tế có thể gây ảnh hưởng một cách yên bình lên khắp
Địa Trung Hải, và nó sẵn sàng làm việc đó nhất là khi không có
những nước lớn Địa Trung Hải khác nằm gần kề với Bắc Phi (Hy
Lạp, Italia và Tây Ban Nha).
Có một vài nhân tố mang tính then chốt của Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo
khiến người ta tin rằng phương Tây có thể tìm thấy nguồn lợi lớn,
như thấy một lớp lót bằng bạc, trong sự tăng tiến của Thổ Nhĩ Kỳ ở
Trung Đông.
Nếu chúng ta biết nhiều hơn về Jalal al-Din Rumi, người vào thế
kỷ thứ XIII đã thành lập tariqat (học thuyết về tín đồ Hồi giáo Sufi)
của người Turk, một thứ được kết hợp với các thầy tu Hồi giáo vừa
múa vừa quay, chúng ta có thể sẽ ít ngạc nhiên hơn về tính tương
thích của Hồi giáo với nền dân chủ và có lẽ chúng ta cũng không
cảm thấy trào lưu Hồi giáo chính thống có vẻ thống nhất và có tính
đe dọa đến vậy. Rumi có đưa ra một ít trường hợp về “những kẻ
cuồng tín còn non nớt”, những người từng khinh miệt âm nhạc và
thơ ca. Ông nhắc nhở rằng râu hay ria mép của các giáo sĩ không
hẳn là một dấu hiệu của sự khôn ngoan. Rumi ủng hộ cá nhân hơn
đám đông, và trước sau như một nói rằng phản đối sự độc tài.
Nhưng xu hướng dân chủ của thế giới Hồi giáo tỏ ra gần gũi hơn với