những di sản của Rumi so với những nhân vật của đền thờ Arab và
Iran mà phương Tây từng biết đến nhiều hơn. Chính bởi bản chất
chiết trung của Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ mà nước này đã có thể phương
Tây hóa dễ dàng đến vậy. Hệ thống dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ, mặc
dù không hoàn hảo và bị cánh quân đội ngăn chặn quá lâu, từ lâu đã
mang những yếu tố Hồi giáo chính thống, mặc dù chỉ gần đây chúng
mới thấm được đến những nhà chức trách cấp cao nhất. Không
giống như trường hợp của Iran và một số quốc gia Arab, nền tảng
công nghiệp và tầng lớp trung lưu Thổ đã không được tạo ra từ nơi
trống không chỉ nhờ vào món dầu lửa trời ban cho. Một lần nữa,
chúng ta phải cảm ơn điều kiện địa lý về trình độ cao trong phát triển
con người ở Thổ Nhĩ Kỳ so với phần lớn các quốc gia Trung Đông.
Vị trí địa lý cầu lục địa của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ kết nối nó với châu
Âu, mà cũng giúp nó tiếp xúc với những đám du mục ở Trung Á,
những người đã thổi vào nền văn minh Anatolia một sức sống nhất
định, mà thơ của Jalal al-Din Rumi là một ví dụ hoàn hảo. Chính đế
quốc Ottoman đã đóng vai trò to lớn trong việc đưa nền chính trị
châu Âu, hay ít ra là dạng biến thể Balkan của nó, đến tiếp xúc gần
gũi với nền chính trị của Trung Đông. Trong thế kỷ XIX, cuộc đấu
tranh cho quyền tự quyết dân tộc tại Serbia, Bulgaria, Romania và
Hy Lạp đã có ảnh hưởng đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc
Arab, đặc biệt là ở Damascus và Beirut. Tương tự như vậy, chủ
nghĩa khủng bố hiện đại đã được sinh ra trong những năm đầu thế
kỷ XX ở Macedonia và Bulgaria, trước khi thâm nhập vào Đại Syria.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Thổ Nhĩ Kỹ đã có một phong
trào Hồi giáo năng động từng thống trị vũ đài chính trị, sở hữu một
khả năng quân sự lớn hơn nhiều so với tất cả các nước khác trong
khu vực Trung Đông (trừ Israel), một nền kinh tế tăng trưởng ở mức