Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tìm lại được uy tín ở Trung Đông mà
nó đã mất kể từ thời Ottoman. Sự hồi sinh này chắc là phần lớn nhờ
vào chiến lược đặc biệt của Davutoglu, cũng gọi là Chủ nghĩa
Ottoman Mới, nhưng nó cũng là kết quả của một quá trình tiến hóa
tự nhiên về chính trị. Thực vậy, sự tăng trở lại mối quan tâm của các
nước láng giềng của nó cũng bắt nguồn từ sự lớn mạnh trở lại của
Hồi giáo trong đời sống chính trị được tạo thuận lợi bởi vị thế chiếm
ưu thế về kinh tế và địa lý của đất nước. Sự thay đổi trong chính
sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã được tạo thuận lợi bởi thực
tế là nước này dường như ít từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa đế quốc của
mình tại Trung Đông. Đó trước hết là việc bình thường hóa quan hệ
với những vùng đất Arab phụ thuộc trước đây của nó, nơi người ta
đã quên đi những nỗi khắc nghiệt của ách đô hộ Ottoman.
Nhưng thành công thực sự của Davutoglu là chìa được cánh tay
ra cho Iran. Các nền văn minh Turk và Ba Tư từ lâu đã duy trì một
mối quan hệ phức tạp: tiếng Ba Tư từng là ngôn ngữ ngoại giao của
đế quốc Ottoman Turk và các Shah Safavid từng đối lập với
Ottoman trong thời gian dài, vào thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII. Ngay
cả khi người ta phải nói về sự kình địch giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, thì
ngôn ngữ và văn hóa của họ cũng từng phải chịu ơn nhau vô cùng
nhiều. Rumi đã trải qua phần lớn cuộc đời mình ở Thổ Nhĩ Kỳ,
nhưng lại đã viết bằng tiếng Ba Tư. Hơn nữa, cả hai nước trong thời
kỳ hiện đại đều chưa từng đặt nhau dưới sự thống trị của mình. Từ
góc nhìn địa lý, các lĩnh vực ảnh hưởng của chúng có sự chồng phủ
lên nhau ở nơi này nơi khác, nhưng phần lớn là tách biệt với nhau.
Trong suốt triều đại Shah, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cả hai đều ủng hộ
phương Tây, và khi Iran trở nên cực đoan hóa dưới thời của giới
giáo sĩ Hồi giáo, Ankara đã tự nén mình để duy trì mối quan hệ