Như vậy, nó trở thành một đối tác kinh tế quá quan trọng để châu Âu
có thể bỏ qua. Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của G20, đã trở thành một
khu vực lõi với tiềm lực của riêng mình, và kết hợp với Iran, nó có
khả năng trung hòa được vùng đất Lưỡi liềm Phì nhiêu Arab, nơi mà
các xã hội đang mất ổn định bởi sự xáo động nội bộ do nhiều thập
kỷ nằm dưới những chế độ an ninh quốc gia không hiệu quả.
Liên minh của Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil trong vấn đề hạt nhân của
Iran là một thứ gì đó sâu xa hơn là hơn một hành động khiêu khích
với hậu quả thực tiễn nhỏ bé, mà mục tiêu chỉ đơn giản là giúp một
quốc gia theo trào lưu chính thống có được vũ khí hạt nhân. Đúng
hơn là nó phản ánh sự trỗi dậy hiện nay của những cường quốc
trung bình trên khắp thế giới trong vấn đề quan hệ quốc tế, khi mà
ngày càng có nhiều triệu người tại các quốc gia đang phát triển
vươn lên gia nhập tầng lớp trung lưu.
Lớp lót bằng bạc đối với Phương Tây là như sau: nếu không có
sự nổi lên của Thổ Nhĩ Kỳ, nước Iran cách mạng sẽ trở thành
cường quốc vượt trội ở Trung Đông; nhưng với sự nổi lên mang tính
gây hấn của Thổ Nhĩ Kỳ như một cường quốc Trung Đông lần đầu
tiên kể từ sự sụp đổ của đế quốc Ottoman, Iran sẽ phải cạnh tranh
ngay với người hàng xóm bên cạnh, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ cùng một lúc
vừa có thể là bạn và là đối thủ cạnh tranh của Iran. Cũng không
quên rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thuộc NATO và bất chấp mọi chuyện, nó
vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Israel. Mặc dù quan hệ của Thổ
Nhĩ Kỳ với phương Tây trở nên phức tạp trong những năm gần đây,
việc thiết lập một tình huống đa cực ở Trung Đông rõ ràng là một lợi
thế so với việc để tồn tại sự thống trị duy nhất của Iran. Thổ Nhĩ Kỳ
vẫn sẽ có thể luôn luôn hành động như một trung gian hòa giải giữa
Israel và các nước Hồi giáo, cũng như Iran, dưới áp lực của Thổ Nhĩ