Kỳ, có thể phải thay đổi chính sách riêng của mình. Có điều rõ ràng
là, cùng với sự mờ dần của những vết sẹo Chiến tranh Lạnh, Thổ
Nhĩ Kỳ và Iran sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong thế
giới Arab. Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng ít chịu phụ thuộc vào NATO,
trong khi tổ chức này, dù thế nào đi nữa, cũng chỉ còn là cái bóng
của chính nó. Với sự sụp đổ của chế độ Saddam Hussein, một nhân
vật tự thân cũng là một di tích của Chiến tranh Lạnh, Iran bị lúng
túng trong đường lối quan hệ với thế giới Arab hơn bao giờ hết. Mọi
việc đang diễn ra theo cách khá tinh tế: Thổ Nhĩ Kỳ đang phối hợp
nhịp nhàng cùng với Iran, đồng thời lại đóng vai đối trọng của nó.
Đồng thời, mặc dù hiện đang yếu kém, nhưng Iraq trong một tương
lai gần sẽ trở thành kẻ cạnh tranh với Iran trong thế giới của dòng
Shia. Cuộc cách mạng trong truyền thông đã cho phép Thổ Nhĩ Kỳ
và Iran củng cố vị trí của họ trong thế giới Arab bằng cách thu nhỏ
vai trò của nhân tố tộc người, và giúp cho sự nổi lên của một ý thức
Hồi giáo thực sự. Người Thổ Nhĩ Kỳ, người Iran và người Arab hiện
nay đang liên kết với nhau chống lại Israel, và đến một mức độ nào
đó chống lại phương Tây, và tứ giác rộng lớn của Trung Đông đang
gắn bó hữu cơ với nhau hơn bao giờ hết.
Không giống như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, các nước Arab nằm giữa
Địa Trung Hải và cao nguyên Iran hầu như chưa từng tồn tại trước
thế kỷ XX: Jordan, Palestine, Lebanon, Syria và Iraq chủ yếu là
những tên gọi địa lý. Nếu chúng ta tạm thời không để ý đến những
đường ranh giới chính thức để tập trung vào cách phân bố địa lý của
dân cư, chúng ta thấy rằng bản đồ hiện tại của khu vực này là không
gắn bó chặt chẽ. Chủ quyền lãnh thổ của những quốc gia như
Lebanon và Iraq là bất cứ điều gì nhưng không hữu hiệu. Còn với
chế độ độc tài Syria, nó hiện đang trong quá trình phân rã và bị vây