với ba trở ngại lịch sử lớn. Trước hết, nó đang thoát khỏi một nửa
thế kỷ dưới chế độ độc tài quân sự tàn bạo từng bóp nghẹt đời sống
chính trị của đất nước. Tiếp sau, đó là những tình trạng bạo lực
trong lịch sử của mình, cả thời cổ đại cũng như thời hiện đại, đã tạo
ra trong con người Iraq một khí chất cứng rắn và đa nghi, và đó là
điều không tạo thuận lợi cho sự hình thành một cộng đồng quốc gia.
Cuối cùng, đất nước này từ lâu đã bị giày vò bởi sự chia rẽ tộc
người và tôn giáo.
Iraq chưa bao giờ có cơ hội để tồn tại đúng ý nghĩa với tên gọi
của mình. Một lần nữa xin trích dẫn Freya Stark: “Trong khi Ai Cập
nằm song song và yên bình với các tuyến đường giao thông của
nhân loại, Iraq từ thời xa xưa nhất đã là một xứ biên giới, nằm
vuông góc và đầy thách thức đối với những con đường dường như
đã được sắp đặt sẵn của con người”. Do nằm tại nơi giao cắt của
một số tuyến đường di cư, Iraq đã trở thành một khu vực xung đột
tự nhiên. Trên thực tế, Lưỡng Hà nằm trên một trong những tuyến
đường di trú đẫm máu nhất trong lịch sử, và điều đó cản trở nó
hưởng thụ hòa bình lâu dài và tin tưởng vào tương lai. Bị kẹt giữa
sa mạc Syria ở phía tây và cao nguyên Iran ở phía đông, nó đã gần
như liên tục nằm dưới sự chiếm đóng của nước ngoài. Trong thiên
niên kỷ III TCN, các dân tộc cổ xưa của vùng Cận Đông đã chiến
đấu giành quyền kiểm soát vùng Lưỡng Hà. Cho dù đó là các Shah
Achaemenid Ba Tư, Darius và Xerxes, cai trị Babylon, hoặc các đám
kỵ binh Mông Cổ sau đó tràn xuống tàn phá đất đai, hoặc các quy
tắc Ottoman lâu dài kết thúc cùng với Thế chiến I, Iraq đã có một lịch
sử bi thảm của sự chiếm đóng.
Mặt khác, vùng Lưỡng Hà ít đồng nhất về mặt dân cư. Tigris và
Euphrates là những dòng sông chảy ngang qua Iraq, từ lâu đã là