một khu vực biên giới, nơi những nhóm cư dân khác nhau, thường
là những toán xâm lược từ nước ngoài, xung đột với nhau. Như nhà
Phương Đông học George Roux thuật lại một cách đau đớn rằng ở
vùng Lưỡng Hà, từ thời cổ đại, các phần phía bắc, phía nam và
trung tâm thường là địa bàn của những cuộc xung đột gay gắt.
Người Sumer, đứng đầu những thành quốc đầu tiên của khu vực
từng chiến đấu chống lại người Akkad của trung tâm Lưỡng Hà, rồi
chính cư dân hai nước này đã chiến đấu chống lại người Assyria ở
phía bắc, về phần mình, những người Assyria này lại đối địch với
người Babylon. Đó là chưa kể đến vô số nhóm người Ba Tư cũng
sống trong khu vực, mà sự hiện diện của họ đã gây ra nhiều cuộc
xung đột. Chỉ những nền chuyên chế nghẹt thở nhất mới có được
thành công đôi chút để tồn tại lâu dài. Nhà nghiên cứu Adeed
Dawisha đã nhận xét: “sự mong manh của trật tự xã hội là một hằng
số của lịch sử Lưỡng Hà”.
Iraq chịu ảnh hưởng của cả lịch sử cổ đại cũng như hiện đại.
Lưỡng Hà vốn đã là một tập hợp không đồng nhất của các bộ tộc,
giáo phái và sắc tộc, lại còn bị người Turk chia rẽ thêm bằng việc
thành lập 3 tỉnh: một của người Kurd là Mosul, một của người Sunni
là Baghdad và một của người Shia là Basra. Khu vực với tình trạng
bị cắt vụn từ bắc xuống nam như vậy là một trong những nơi sự
kiểm soát của đế quốc Ottoman dễ bị phá vỡ nhất. Nhân việc giải
tán các vùng lãnh thổ Ottoman sau ngày kết thúc Thế chiến I, người
Anh muốn liên kết các mỏ dầu của Kurdistan với duyên hải của vịnh
Ba Tư để có được nguồn nhiên liệu dầu khí quan trọng trên con
đường đến Ấn Độ, đã quyết định hợp nhất người Kurd, người Shia
và người Sunni trong một nhà nước duy nhất, nhưng không hề