lường trước những hậu quả đầy kịch tính sẽ phát lộ ra chưa đầy một
thế kỷ sau đó.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Arab sau Thế chiến II còn sản
sinh ra những đơn vị phụ nữa. Các tướng lĩnh và thân hào Iraq
không thể tự thỏa thuận với nhau. Một số người cho rằng bản sắc
của Iraq không thể tách rời bản sắc của dân tộc Arab duy nhất trải
rộng từ Maghreb tới Lưỡng Hà, trong khi số khác thì chống lại mọi
khả năng đặt những đam mê sắc tộc và tôn giáo lên trên để xây
dựng một nước Iraq thống nhất bất chấp cả địa lý. Tuy nhiên, chế độ
quân chủ lập hiến yếu và không ổn định, được phương Tây dựng
lên gần bốn thập niên trước kể từ năm 1921, đã bị gián đoạn bởi
những cuộc nổi dậy và những phản ứng độc đoán chuyên quyền đã
kết thúc trong bạo lực bởi cuộc đảo chính ngày 14 tháng 7 năm
1958. Vua Faisal II, người trị vì đất nước từ 19 năm trước đã bị xử
tử cùng cả gia đình, còn Thủ tướng Nuri Said thì bị bắn và chôn vùi
xuống, rồi lại bị đào lên để thiêu đốt và tùng xẻo trong một cuộc bạo
loạn. Đó không phải là một hành động ngẫu nhiên, mà là một hành
động có tính biểu trưng của bạo lực không bằng cứ và đồi bại,
thường đặc trưng cho đời sống chính trị của Iraq. Việc xử tử toàn bộ
gia đình hoàng gia Hashemite (gợi nhớ lại một cách kỳ lạ trường
hợp của gia đình Romanov năm 1918) là một tội ác có tính biểu
tượng cao và khai mở gần nửa thế kỷ của tội ác mang tầm nhà
nước và sự tra tấn mà Iraq còn lâu mới hồi phục được. Dòng dõi
đẫm máu này của các nhà độc tài được bắt đầu với lữ đoàn trưởng
Abd al-Karim Qasim và kết thúc với Saddam Hussein. Mỗi nhà độc
tài này, kẻ sau đã đẩy sự kinh dị đi xa hơn kẻ trước, và sự kết thúc
triều đại của họ chỉ còn là vấn đề của thời gian.