SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 437

đó, cần phải có trong tay một nhà nước có chủ quyền, điều còn xa
vời đối với trường hợp của Iraq.

Vì vậy, cần phải có một nước khác vươn lên dẫn đầu thế giới

Arab, nhưng vào thời khắc này còn khó mà biết được nó sẽ đến từ
đâu. Arab Saudi thì đang lo lắng, do dự và dễ bị tổn thương, mặc dù
có nguồn lợi dầu mỏ khổng lồ, có thể đáp ứng những nhu cầu của
dân cư không mấy đông đúc của mình. Nhưng dân cư của Arab
Saudi có chiều hướng mạnh về chủ nghĩa cực đoan, còn giới trẻ lại
có những khát khao dân chủ, tương tự như ở Tunisia và Ai Cập. Ai
Cập, một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới Arab, thời
hậu Mubarak sẽ dành quyền lực cho những chính phủ ít nhiều dân
chủ hơn, những chính phủ sẽ cố sức củng cố quyền kiểm soát dân
cư, và sẽ chú tâm giải quyết vấn đề liên quan đến nguồn của sông
Nile Xanh và sông Nile Trắng nằm ở cả hai nước Sudan và Ethiopia.
Ethiopia với 83 triệu người, còn đông dân hơn cả Ai Cập, mỗi nước
Bắc và Nam Sudan đều có hơn 40 triệu dân. Những cuộc đấu tranh
vì nguồn nước trong thế kỷ XXI sẽ ngày càng đè nặng hơn lên chính
phủ các nước Trung Đông. Chính điểm yếu này của thế giới Arab là
điều mà Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ tìm cách khai thác, trong khi vẫn
tuyên bố là hành động thay mặt cho các cộng đồng của người Hồi
giáo trên toàn thế giới.

Iraq không phải là nước Arab duy nhất bị rơi vào tình trạng yếu

đuối này, mà còn cả Syria, quốc gia cũng có một vị trí địa lý quyết
định đối với vận mệnh của Trung Đông, cả trong thời Trung cổ, thời
Chiến tranh Lạnh cũng như hiện tại, khiến người ta có thể nói rằng
nó là trung tâm của thế giới Arab.

Năm 1998, tôi rời khỏi dãy núi Taurus để đi từ Anatolia vào Syria.

Tôi đã đi ngang qua cảnh quan với địa hình chia cắt mạnh, dốc của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.