đời sống đất nước. Tuy nhiên, tình hình dân số học của Jordan cũng
không có chút gì khiến ta yên tâm: 70% của 6,3 triệu dân Jordan
đang sống trong thành phố, và gần 1/3 trong số đó là những người tị
nạn Palestine, mà tỷ lệ sinh của họ cao hơn so với người bản xứ ở
Bờ Đông [sông Jordan]. Rồi còn có 750.000 người tị nạn Iraq tại
Jordan, vì thế tính theo đầu người, Jordan là chủ nhà lớn nhất của
dân tị nạn trên Trái Đất.
Từ đó, chúng ta trở lại một lần nữa với hệ thống địa lý khép kín
và cuộc khủng hoảng về không gian chỗ đứng, chật chội mà Paul
Bracken đã đề cập, trong đó quần chúng đô thị nghẹt thở vì nghèo
đói và chen chúc lang chạ nhận ra sự bất mãn của họ bị làm trầm
trọng thêm bởi công nghệ truyền thông có mặt ở khắp nơi. Vì trong
suốt thập kỷ qua chúng ta quá tập trung vào Afghanistan và Iraq,
nên trở thành mù quáng và không nhạy cảm với sự bất ổn trong
phần còn lại của thế giới Arab. Chúng ta đã không nhận ra rằng sự
ổn định bề ngoài của những chế độ xơ cứng này trong thực tế đã
che khuất mất một ước muốn sâu xa cho những thay đổi xã hội và
các quyền tự do cá nhân. Trong tương lai, những cách biểu hiện sự
tức giận của công chúng có thể ngày càng trở nên bạo lực hơn.
Những đám đông phẫn nộ sẽ là mối đe dọa chính mà các nhà lành
đạo của thế giới Arab phải đối mặt.
Tôi từng nhiều lần vượt qua biên giới giữa Jordan và Israel.
Thung lũng Jordan thuộc về một địa hào sâu dọc theo vết nứt lớn
kéo dài gần 6.000 km từ Syria đến Mozambique. Không gian dốc bị
chia cắt mạnh chuyển từ cao nguyên màu nâu vàng óng ánh, nơi có
thành phố Irbid, xuống thung lũng này khiến ta phải chóng mặt.
Trong những năm 1990, con đường từng có nhiều nhà để xe bụi
bặm, những điểm dừng xe bốn mùa xây bằng gạch và những chiếc