Đối với Braudel, Địa Trung Hải trước hết là một mạng lưới hàng
hải phức tạp nằm kề bên một sa mạc rộng lớn, sa mạc Sahara.
Quan điểm này cho phép tái lập vị trí đầy đủ của Bắc Phi trong các
nghiên cứu Địa Trung Hải, nhưng cũng là để hiểu rõ hơn lý do di cư
hàng loạt của lực lượng lao động từ phía nam Địa Trung Hải - chủ
yếu là người Hồi giáo, nơi mà các dân tộc Latin đã không bao giờ
định cư được lâu dài - lên phía bắc với đa số là người theo đạo Kitô.
Mặc dù rất nhấn mạnh về Philip II của Tây Ban Nha, nhưng Braudel
không quan niệm lịch sử chỉ như là sân khấu của một cuộc đấu
tranh giữa ý muốn của con người và các rào cản địa lý, mà như một
quá trình tinh tế nơi những lực lượng không thể đo đếm nhào nặn
nên những con người và các xã hội của họ. Vào một thời kỳ, khi mà
biển Bắc Cực đang ấm lên và mở cửa cho giao thông thương mại,
khi mà mực nước đại dương đang dâng lên có thể gây hậu quả tai
hại cho các nước ven biển của thế giới Thứ ba, và khi mà nền chính
trị thế giới về cơ bản được quyết định bởi sự sẵn có của dầu lửa và
một số mặt hàng thực phẩm khác, việc đọc lại Braudel ngày càng
trở nên khẩn cấp hơn.
Sự thành công to lớn của ông, mà cũng là của nhóm Annales
theo Trevor-Roper, là ở việc “tích hợp địa lý học, xã hội học và luật
học theo phương pháp lịch sử, và bằng cách đó đã đổi mới bộ môn
từ đầu đến cuối. Đó là một bước tiến quan trọng, bởi vì chúng ta biết
rằng hoàn cảnh địa lý, khí hậu và dân cư là điều kiện của ngôn ngữ,
kinh tế và tổ chức chính trị. Không giống như Mackinder, Spykman
hoặc Mahan, Braudel đã không quan tâm đến địa chính trị, và điều
đó làm cho công trình của ông càng thú vị hơn đối với chúng ta.
Trên thực tế, ông không phải là một nhà địa lý, cũng không phải một
nhà chiến lược, mà là một nhà sử học thật thông thái, khéo léo trong