SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 480

canh tác, cho phép phát triển nhanh một nền văn minh thịnh vượng
mà trong thế kỷ XIX sẽ trở thành cái nôi của bản sắc Mỹ. Hệ thống
đường thủy nội bờ (Intercoastal Waterway) và lưu vực Mississippi là
mạng lưới giao thông đường thủy sông biển dài nhất thế giới, hơn
nữa lại nằm trong một khu vực đất trồng lớn nhất trên thế giới. Khi
những người khai khẩn đất mới lần đầu tiên phải đối mặt với một
rào cản tự nhiên mang vẻ bề ngoài dường như không thể vượt qua -
tức là đại sa mạc Mỹ trải rộng trên cả hai phía đông và tây của dãy
Núi Đá (Rocky Mountain) - thì họ đã có đường sắt xuyên lục địa,
vừa được phát minh ra, làm công cụ để vượt qua sa mạc và thống
nhất toàn châu lục. Một tài liệu của Stratfor cho biết “Bờ Đại Tây
Dương của Mỹ có nhiều cảng biển lớn hơn toàn bộ phần còn lại của
Tây Bán Cầu […]. Người Mỹ hợp thành một dân tộc lớn không phải
bởi vì họ là ai, mà là nhờ có những nhân tố địa lý thuận lợi.” Năm
1849, trước cuộc Chiến tranh Ly khai và chiến thắng của cuộc cách
mạng công nghiệp, nhà địa lý Arnold Guyot đã cho rằng, giống như
châu Âu và châu Á, Bắc Mỹ cũng sẽ có thể tiến tới giữ một vai trò
quyết định trong vận mệnh của thế giới. Theo ông, Hoa Kỳ sẽ có thể
chiếm ưu thế so với cả hai khu vực Âu và Á này, một mặt là bởi vì
hai mặt tiền của Hoa Kỳ hướng ra đại dương vừa bảo vệ nó, lại vừa
cho phép nó trao đổi với phần còn lại của thế giới; mặt khác là vì
mật độ mạng lưới sông ngòi đảm bảo cho nó một hệ thống giao
thông nội địa thuận lợi. Phần mình, James Fairgrieve đã viết vào
năm 1917:

Hoa Kỳ có chỗ đứng trong hàng những miền đất lớn để tạo

thành một thế giới mới. Tuy nhiên, nó lại nằm bên lề của thế
giới Á-Âu vốn vẫn chiếm ưu thế cho đến nay. Quốc gia này tạo
thành một tổng thể gắn bó, có trong tay nguồn năng lượng với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.