Trong thực tế, nỗi sợ hãi về một München khác không phải là
hoàn toàn mới. Nó đã là một yếu tố cơ bản trong quyết định tiến
hành giải phóng Kuwait khỏi sự xâm lược của Saddam Hussein vào
năm 1991. Nếu chúng ta không chặn đứng Saddam ở Kuwait, ông
ta có thể sẽ tiếp bước xâm chiếm Arab Saudi, qua đó kiểm soát
nguồn cung dầu mỏ của thế giới và đưa quyền con người trong khu
vực đến một cấp độ tối tăm không thể diễn tả bằng lời. Nhưng đó là
sự tấn công dữ dội của người Serb vào Croatia và sau đó vào
Bosnia, giữa những năm 1991 và 1993 - và phương Tây đã thất bại
trong việc đáp trả - một thực tế, qua phép loại suy hay là sự tương
đồng, đã làm cho München thực sự trở thành một từ mang ý nghĩa
địa chính trị trong từ vựng quốc tế.
Những vụ tương tự như München có xu hướng phát triển sau khi
đã có một nền hòa bình lâu dài và sự thịnh vượng, khi những gánh
nặng chiến tranh đã lùi đủ xa để làm xuất hiện ý niệm trừu tượng:
trường hợp những năm 1990 là khi mà ký ức của nước Mỹ về một
cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở châu Á đã qua đi hơn hai chục năm, nên
đã đủ để bị che mờ. Còn München lại liên quan đến cái phổ quát –
về việc phải chăm lo cho thế giới và cho cuộc sống của mọi người.
Phép loại suy với München sẽ một lần nữa đóng vai trò quan trọng
trong những cuộc tranh luận xung quanh sự bất lực của phương Tây
đối với việc ngăn chặn cuộc diệt chủng Rwanda năm 1994; nhưng
chính khi NATO can thiệp quân sự, tuy chậm trễ nhưng hiệu quả,
vào Bosnia năm 1995 và Kosovo năm 1999, là lúc nó đạt tới giá trị
cực điểm của mình. Những người phản đối sự can thiệp của chúng
ta vào Balkan đã cố gắng đẩy cao sự tương tự của trường hợp Việt
Nam để đối lại với phép loại suy München. Nhưng vì các chiến dịch