SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 54

tại Nam Tư cũ đã không gây ra bất cứ sự sa lầy nào, nên người ta
cho là đã trừ khử được triệt để bóng ma một Việt Nam mới.

Chủ nghĩa can thiệp quân sự từng bị căm ghét đến thế trong

những năm chiến tranh Việt Nam, giờ đây lại trở nên đồng nghĩa với
chính chủ nghĩa nhân đạo, để cứu vớt các dân tộc đang trong cơn
nguy khốn. “Một cuộc chiến chống lại nạn diệt chủng phải được tiến
hành với sức mạnh dữ dội và cuồng nộ, bởi vì cuộc chiến ấy cũng
đang nhằm chống lại chính sự cuồng nộ.” - đó là đoạn văn do Leon
Wieseltier, biên tập viên văn học của The New Republic viết. “Với
mục đích ngăn chặn nạn diệt chủng, sử dụng vũ lực không nên coi
là phương sách cuối cùng, mà là một hành động đầu tiên để giải
thoát.” Wieseltier đã viết tiếp để cười nhạo ý tưởng cho rằng trong
các cuộc can thiệp nhân đạo cần phải có những chiến lược rút lui:

Năm 1996, Anthony Lake, vị cố vấn an ninh quốc gia - vừa bị

giày vò, vừa quá thận trọng của ông ta [Tổng thống Bill Clinton]
- đã đi xa tới mức hệ thống hóa thành một “học thuyết về chiến
lược rút lui”: “Trước khi chúng ta gửi quân đội của mình vào
một quốc gia khác, chúng ta nên biết làm thế nào và khi nào sẽ
rút được quân ra.” Lake khi ấy làm như là có thể hiểu biết mọi
mặt về vấn đề chiến tranh. Học thuyết “chiến lược rút lui” hiểu
sai về cơ bản bản chất của chiến tranh, và nói chung là hiểu sai
bản chất của hành động lịch sử. Nhân danh sự thận trọng, ông
ta phủ nhận sự bất ngờ trong các vấn đề con người, nhưng
chính ở đây ông ta đã cố tình không biết điều hiển nhiên này:
kết cục mà chúng ta biết không thể có được vào lúc khởi đầu.

Wieseltier đã dẫn ra Rwanda làm ví dụ, nơi một triệu người Tutsi

thiệt mạng trong cuộc diệt chủng vào năm 1994: một vũng lầy về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.