SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 56

quân sự Mỹ. Dự án ấy dường như là đáng tin cậy, chỉ có điều là nó
phải được tung ra đúng lúc và với sức mạnh đầy đủ, nghĩa là bao
gồm cả việc đặt chân vào đất đối phương. Đã có những người duy
tâm từng say sưa và lớn tiếng cổ vũ cho hành động can thiệp quân
sự ở Somalia, Haiti, Rwanda, Bosnia, Kosovo, trong khi những
người thực tế như Brent Scowcroft và Henry Kissinger khi đó từng
kêu gọi kiềm chế, lại bị coi là nhẫn tâm và phải hứng chịu những lời
phê phán nghiêm khắc.

Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc can thiệp quân sự trong

những năm 1990 không phải là những chiến dịch quân sự đầy đủ
theo nghĩa tổng thể mà chủ yếu là những chiến dịch không kích hạn
chế. Sức mạnh không quân đã giữ vai trò chủ lực trong việc đánh
bật lực lượng Iraq khỏi Kuwait vào năm 1991: mặc dù, trong trường
hợp này, hoàn cảnh địa lý đã tạo điều kiện dễ dàng cho chiến tranh
công nghệ cao, vì các hoạt động được tiến hành trên một sa mạc
phẳng lì và hiếm khi có mưa. Với tất cả những mặt hạn chế đã thể
hiện của mình, không lực cũng đã là một nhân tố để chấm dứt chiến
tranh ở Bosnia-Herzegovina bốn năm sau (năm 1995) và cả trong
những chiến dịch ở Kosovo năm 1999. Những người tị nạn thiểu số
Albani cuối cùng đã trở về nhà họ, trong khi Milosevic đã suy yếu
đến mức phải rời bỏ quyền lực và sụp đổ vào năm 2000. “Núi non à,
đó không phải việc của chúng tôi!” đó là câu nói được lan truyền khi
đó nhằm tổng quát sự phản kháng ban đầu của quân đội Mỹ đối với
việc gửi bộ binh tới Bosnia và Kosovo. Nhưng hóa ra là khi chúng ta
đã thống lĩnh bầu trời, quân đội đã làm việc đó khá tốt. Hoàn cảnh
địa lý ở Balkan đã tỏ rõ là những chướng ngại lớn, nhưng sức mạnh
không quân đã nhanh chóng khắc phục được nó. Giống hệt như khi
những máy bay chiến đấu phản lực của Không quân và Hải quân Mỹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.