Saddam bị đàn áp, ngột ngạt hơn nhiều so với Syria của Hafez al-
Assad, và vì thế đã ủng hộ mạnh mẽ việc loại bỏ Saddam. Về sau
người ta sẽ khẳng định rằng sự lo lắng cho Israel và sự bênh vực
cho việc mở rộng thêm lãnh thổ của quốc gia này, tức là những
tham vọng thực dân, đã là động cơ thúc đẩy nhiều người ủng hộ
cuộc chiến tranh ấy. Nhưng kinh nghiệm tôi có được từ tiếp cận
những người Bảo thủ Mới và một số người cánh tả trong khoảng
thời gian này đã cho thấy, trong tư duy của họ, Bosnia và Kosovo
quan trọng hơn nhiều so với Israel? Sự thành công của những cuộc
can thiệp vào Balkan dường như đã biện minh cho một cách tiếp
cận duy ý chí đối với vấn đề chính sách đối ngoại. Cuộc can thiệp
năm 1995 vào Bosnia dà làm thay đổi cuộc tranh luận từ “NATO có
nên tồn tại?” thành “NATO có nên mở rộng?” Việc sáp nhập một số
quốc gia bên bờ Biển Đen vào NATO là hệ quả của sự thành công
trong cuộc can thiệp vào Kosovo nhiều hơn là của cú sốc từ sự kiện
ngày 11 tháng 9.
Đối với khá nhiều người duy tâm, không thực tế, Iraq là một sự
tiếp nối đam mê thời những năm 1990. Nó tượng trưng, một cách vô
thức, hoặc là cho sự thất bại của hoàn cảnh địa lý hoặc là sự coi
thường hoàn toàn đối với nó, do bị lóa mắt như nhiều người từng bị
lóa mắt bởi sức mạnh của quân đội Mỹ. Những năm 1990 là thời
gian mà các nước Tây Phi như Liberia và Sierra Leone, bất chấp
tình trạng bạo lực của họ, và mặc dù về mặt thể chế kém phát triển
hơn nhiều so với Iraq, họ đã được coi là những ứng viên đáng tin
cậy cho chế độ dân chủ. Nhưng ở đây chính là sức mạnh của quân
đội, đặc biệt là của không quân, giống như bàn tay kín đáo là yếu tố
đã cho phép các tư tưởng phổ quát có được tầm quan trọng vượt