SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 61

Trong khi vào những năm 1990, sự khác biệt về sắc tộc và phe

phái tại những góc trời xa xôi của thế giới được coi là những trở
ngại mà những người có thiện chí đều muốn cố gắng vượt qua -
hoặc coi là mối nguy được dán nhãn “định mệnh” hoặc “tất định” - thì
trong thập kỷ tiếp sau, những hận thù như vậy đã được nhìn nhận
như những nhân tố có thể đã cảnh báo chúng ta phải cân nhắc tránh
xa (hoặc tiến hành) hành động can thiệp quân sự. Nếu phải chọn ra
một thời điểm khi đã không còn phủ nhận được rằng phép loại suy
(hay là phép tương tự) Việt Nam đã thế chỗ cho phép loại suy
München, thì đó là ngày 22 tháng 2 năm 2006, nhà thờ Hồi giáo al-
Askariyah của người Shia tại Samarra đã bị những kẻ khủng bố
Sunni cực đoan của al-Qaeda thổi bay, gây ra một cao trào những
hành động tàn bạo giữa các cộng đồng ở Iraq mà quân đội Mỹ đã
không thể chặn lại. Đột nhiên, lực lượng trên bộ của chúng ta bị xem
là bất lực giữa những lực lượng ngùn ngụt sự hận thù ban sơ và
hỗn loạn. Huyền thoại về lực lượng quân đội Hoa Kỳ mới và toàn
năng, ra đời ở Panama và Cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần I, bị méo
mó đôi chút ở Somalia, rồi sau đó được chấn chỉnh và đánh bóng ở
Haiti, Bosnia và Kosovo, đã bị tan nát một thời gian, cùng chủ nghĩa
duy tâm đồng hành với nó.

Trong khi München là biểu trưng cho tính phổ quát, về việc chăm

lo cho thế giới và cho cuộc sống của người khác ở những nơi xa xôi
khác, thì Việt Nam là chuyện nội bộ, chuyện nhà trong ý nghĩ của
người Mỹ. Đó dường như là sự lo toan cho chính mình, sau câu
chuyện 58.000 người đã chết trong cuộc chiến tranh. Việt Nam
khuyên ta rằng chúng ta chỉ tránh được tấn thảm kịch bằng cách suy
nghĩ theo kiểu bi kịch. Nó dập bớt đi sự nhiệt tình không dứt, bởi lẽ
nó gợi ý cho biết những điều sai trái có thể diễn ra thế nào. Thật vậy,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.