đã từng có một cảm giác duy tâm về sứ mệnh khiến Hoa Kỳ bị lôi
kéo vào cuộc xung đột với quốc gia ở Đông Nam Á này… Trước đây
đã từng có cuộc chiến tranh nào đúng đắn hơn? Ai là người khi đó
đã nghĩ về những nhân tố địa lý, về khoảng cách xa xôi hoặc về
những trải nghiệm khủng khiếp của chiến tranh không chính quy sáu
thập kỷ trước ở thời điểm chuyển sang thế kỷ XX trong rừng rậm
Philippines bởi những người lính trẻ khác của Mỹ?
Nước Mỹ chỉ hồi nhớ về thảm họa Việt Nam vào những thời kỳ
đất nước bị sốc, bị chấn thương. Chủ nghĩa hiện thực không có sức
quyến rũ vào những thời kỳ hòa bình và hạnh phúc, bởi vì nó không
có thứ gì mang tính gây kích động. Người ta chỉ tôn trọng nó sau khi
hiểu ra rằng sự vắng mặt của nó đã làm cho một tình thế nào đó xấu
đi rõ ràng. Thật vậy, chỉ cần nhìn vào Iraq, với gần năm ngàn người
Mỹ chết (và với hơn ba mươi ngàn người bị thương nặng) và có lẽ
với hàng trăm ngàn người Iraq thiệt mạng, cùng thiệt hại kinh tế với
giá hơn 1.000 tỷ đô la Mỹ. Thậm chí là nếu Iraq phát triển dần thành
một nước dân chủ bán ổn định và một đồng minh tiềm ẩn của Hoa
Kỳ, thì khoản chi phí quá mức như thế, như có người đã nhận xét,
cũng khiến người ta thật khó mà nhìn thấy giá trị đạo đức trong
thành tựu ấy. Iraq đã làm xói mòn dần một yếu tố then chốt trong kí
ức của một số người: rằng sự triển khai và duy trì của sức mạnh Mỹ
đã luôn luôn có một kết quả về đạo đức. Nhưng những người khác
lại hiểu rằng việc sử dụng cách thức không chế ngự sức mạnh bởi
bất kỳ nhà nước nào, dù đó là một quốc gia dân chủ yêu tự do như
nước Mỹ, không nhất thiết là hợp đạo đức.
Sự trở lại vị trí hàng đầu của chủ nghĩa hiện thực làm dấy lên làn
sóng quan tâm đã được làm mới đối với nhà triết học thế kỷ XVII -
Thomas Hobbes, người đề cao lợi ích về mặt đạo đức của sự sợ hãi