lầm nữa cho rằng việc “sắp đặt”, hay “điều khiển”, hay “quy tắc hóa”, hay
“tạo dựng” những toàn thể hiểu theo nghĩa (a) là một công việc có thể thực
hiện được. Việc “chúng ta chưa bao giờ sắp đặt và điều khiển được toàn bộ
hệ thống của tạo hóa” là một chân lí hiển nhiên, đơn giản là vì chúng ta
thậm chí không thể sắp đặt và điều khiển nổi một cách “hoàn chỉnh” dù chỉ
là một phần tách riêng của bộ máy vật chất. Không thể làm được điều này.
Đó là những giấc mơ Không Tưởng, hay có lẽ là những sự ngộ nhận, và rồi
cho rằng ngày nay chúng ta buộc phải làm một việc bất khả dĩ về mặt logic,
cụ thể là phải sắp đặt và điều khiển toàn bộ hệ thống xã hội, và phải quy tắc
hóa toàn bộ đời sống xã hội, đó chẳng qua chỉ là một nỗ lực điển hình nhằm
mang những thứ như “những động lực lịch sử” và “những bước phát triển
sắp tới” ra để hù dọa chúng ta, những thứ buộc ta không còn cách nào khác
là phải chấp nhận vạch ra những kế hoạch Không Tưởng.
Có một điều hay nữa là, với lời tuyên bố được trích dẫn trên đây, người ta
lại tình cờ chấp nhận một quan điểm rất quan trọng và có ý nghĩa, đó là: kĩ
nghệ chủ toàn hay cái thứ “khoa học” tương ứng với nó không hề mang một
dáng dấp vật chất nào. Do đó, để làm rõ điều này, việc theo dõi sát sao
những điểm giống nhau giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là một
việc làm rất hữu ích.
Đó chính là vị thế logic của thuyết chủ toàn, là hòn đá tảng khiến ta vững
tâm lấy làm nền móng để xây dựng một thế giới mới.
Có lẽ cũng cần nêu thêm một nhận xét có tính phê phán về những toàn thể
hiểu theo nghĩa (b), những toàn thể tôi cho là có vị thế khoa học. Dù không
rút lại bất cứ ý kiến nào đã trình bày ở các phần trên, tôi vẫn phải nói rõ một
việc là, hiếm khi người ta nhận thấy tính thiếu đặc sắc và tính mơ hồ của lời
khẳng định cho rằng toàn thể là một cái gì đó khác hơn là tổng các bộ phận
hợp thành của nó. Thậm chí ba quả táo, trong một cái đĩa cũng khác hơn
“tổng số của chỉ ba quả”, ít ra là vì chắc chắn còn phải tính đến cả những
mối quan hệ giữa chúng (so với hai quả còn lại hẳn sẽ có quả to hơn, mà
cũng có thể không,.v..v.): đó là những mối quan hệ không suy ra được từ
việc có ba quả táo và là những mối quan hệ có thể được nghiên cứu một