cách khoa học. Do đó, sự đối lập thường được nhấn mạnh hơi nhiều giữa
cách tiếp cận “nguyên tử luận” và cách tiếp cận Hình Trạng là một sự đối
lập không có cơ sở, chí ít là những gì thấy được ở địa hạt vật lí nguyên tử:
bởi vì vật lí nguyên tử không chỉ thỏa mãn với việc “cộng gộp” các hạt cơ
bản của nó, mà nó còn phải nghiên cứu các hệ thống hạt trên quan điểm gắn
bó một cách sít sao với những toàn thể hiểu theo nghĩa (b). (Chẳng hạn có
thể tham khảo nguyên lí loại trừ của Pauli. Đối với các nhà nghiên cứu xã
hội, những ý niệm như thi đua hay phân cấp lao động cho ta thấy một cách
hết sức rõ ràng là cách tiếp cận “nguyên tử luận” hay “duy cá thể” không
thể nào khiến ta không nhận ra rằng một cá nhân nào đó bất kì đều phải
nằm trong mối tương tác với tất cả những cá nhân khác. Trong tâm lí học
thì tình hình lại khác, vì dường như quan điểm nguyên tử luận không áp
dụng được ở đây - dù đã có nhiều nổ lực).
Điều hầu hết các lí thuyết gia Hình Trạng có vẻ muốn khẳng định là sự tồn
tại của hai kiểu sự vật, “những khối chồng đống” mà trong đó ta không tìm
thấy một trật tự nào, và “những chỉnh thể” trong đó ta có thể tìm thấy một
trật tự hay một sự đối xứng hay một quy tắc hay một hệ thống hay một sơ
đồ cấu trúc. Vậy là, một mệnh đề như kiểu “Các cơ thể sống là những chỉnh
thể” bản thân nó sẽ tự được quy giản thành một ý niệm quá tầm thường cho
rằng chúng ta có thể tìm thấy một số trật tự nào đó trong một cơ thể sống.
Thêm nữa, cái được gọi là “chồng đống” về nguyên tắc cũng có khía cạnh
Hình Trạng của nó. Điều đó ít ra cũng thường xuyên thấy được trong các ví
dụ về điện trường (Hoặc việc áp suất luôn có chiều hướng tăng dần trong
một đống sỏi đá). Do vậy, sự phân biệt này không những chỉ tầm thường,
không có gì đặc sắc, mà nó còn hết sức mơ hồ; và cũng không thể áp dụng
nó cho các sự vật hay sự việc khác nhau, mà chỉ áp dụng được cho những
khía cạnh khác nhau của cùng những sự việc hay sự vật.