SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 105

số kiến thức nhất định về thiết kế các phương tiện hàng không, thì đó cũng
là do một số người đi tiên phong nào đó không hề có thứ kiến thức này
nhưng đã mạnh dạn thiết kế một vật thể bay và thử nghiệm nó. Do đó, nhà
Không Tưởng thậm chí có quyền khẳng định rằng phương pháp chủ toàn
mà anh ta ủng hộ chính là phương pháp thực nghiệm được đem áp dụng cho
xã hội. Bởi vì, cũng giống các nhà sử luận, anh ta cho rằng những thí
nghiệm được tiến hành trên quy mô nhỏ, thể như thử xác lập chủ nghĩa xã
hội trong một nhà máy, trong một làng hay thậm chí trong một vùng dân cư,
đều tuyệt đối không mang tính thuyết phục; những “thí nghiệm biệt lập kiểu
Robinson-Crusoe” như vậy không nói lên được gì cho ta biết về đời sống xã
hội hiện đại trong “Xã hội Rộng lớn”. Những thí nghiệm kiểu ấy thậm chí
xứng với cái tên “Không Tưởng” - hiểu theo nghĩa (giống như Marx hiểu)
Không Tưởng ở đây ám chỉ việc chối bỏ những xu thế lịch sử (trong trường
hợp này, nó hẳn phải ám chỉ việc chối bỏ xu thế hướng đến một trạng thái
độc lập ngày càng tăng của đời sống xã hội).

Chúng ta thấy thuyết Không Tưởng và thuyết sử luận tương đồng về quan
điểm cho rằng một thực nghiệm xã hội (nếu được tiến hành) chỉ có giá trị
khi được thực hiện trên phạm vi rộng khắp.
Định kiến rất phổ biến này
khiến mọi người tin rằng khả năng thực hiện thành công “những thực
nghiệm xã hội” trong địa hạt xã hội của chúng ta là rất hiếm hoi, và rằng, để
tổng kết những thành quả của “những thực nghiệm được tiến hành ngẫu
nhiên” cho đến nay trong địa hạt xã hội, chúng ta buộc phải quay về với lịch
sử (đây cũng chính là quan điểm của Mill khi ông nói về thực nghiệm xã hội
trong tác phẩm Logic, cuốn VI chương VII phần 2, như sau: “Rõ ràng
chúng ta không bao giờ có đủ khả năng thử tiến hành một phép thực
nghiệm nào. Chúng ta chỉ có thể theo dõi theo những gì tạo hóa ban cho,...
đó là những hiện tượng tiếp nối nhau được lịch sử ghi lại...”)
.

Tôi có hai ý kiến phản đối cách nhìn này: (a) nó đã bỏ qua các phép thực
nghiệm phân mảnh,
là những phép thực nghiệm mang tính nền tảng đối với
mọi loại tri thức xã hội, tiền khoa học cũng như khoa học; (b) những phép
thực nghiệm chủ toàn không có vẻ đóng góp gì lắm vào việc gặt hái những
tri thức thực nghiệm của chúng ta; và chỉ có thể gọi chúng là những phép

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.