SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 107

tiến hành bởi các hãng lớn chỉ để thăm dò thị trường (tất nhiên nhằm tăng
mức lợi nhuận trong một tương lai xa) chứ không hẳn chỉ nhằm tăng lợi
nhuận trước mắt (trong cuốn Methods of Social Study, từ trang 221, Sidney
và Beatrice Webb đã đưa ra một số ví dụ tương tự về thực nghiệm xã hội.
Tuy nhiên, họ đã không phân biệt rõ ràng giữa hai loại thực nghiệm mà ở
đây ta gọi là “phân mảnh” và “chủ toàn”, mặc dù ý kiến phê phán phương
pháp thực nghiệm của họ [xem trang 226, “intermixture of effects”] là một
ý kiến phê phán khá thuyết phục nhằm vào các phép thực nghiệm chủ toàn
mà dường như họ lại rất ngưỡng mộ. Hơn nữa, cách phê phán của họ lại
được lồng ghép với thứ “lập luận biến thiên” [variability argument] mà
theo tôi là không có giá trị hiệu lực - xin xem thêm mục 25 tiếp sau đây)
.

Tình hình này rất giống tình hình của kĩ nghệ vật lí và của những phương
pháp tiền khoa học mà chúng ta đã sử dụng để thu lượm những kiến thức
công nghệ đầu tiên của mình trong những lĩnh vực như đóng tàu hay điều
khiển tàu thuyền, có lẽ chẳng có lí do gì để không tiếp tục hoàn thiện những
phương pháp ấy và tiến tới thay thế chúng bằng một công nghệ mang tính
khoa học và cần đầu tư trí tuệ nhiều hơn; tức là thay thế bằng cách tiếp cận
theo cùng một hướng nhưng có hệ thống hơn, dựa trên cả cơ sở tư duy phê
phán lẫn thực nghiệm.

Với cách nhìn phân mảnh như trên thì không hề có một ranh giới rõ rệt giữa
cách tiếp cận tiền khoa học và cách tiếp cận khoa học, mặc dù việc áp dụng
ngày càng có ý thức hơn các phương pháp khoa học, tức là các phương
pháp phê phán, luôn là một công việc có tầm quan trọng rất lớn. về cơ bản,
cả hai cách tiếp cận đều có thể được mô tả như những cách tiếp cận sử dụng
phương pháp thử sai. Chúng ta luôn thử; thế có nghĩa là, chúng ta không chỉ
ghi nhận một quan sát, mà chúng ta nỗ lực tìm cách giải quyết không nhiều
thì ít một số lượng những bài toán thực tiễn nhất định, và rồi chúng ta sẽ đạt
được tiến bộ nếu và chỉ nếu lúc nào cũng sẵn sàng rút ra được những bài
học từ những sai phạm của chính mình: sẵn sàng thừa nhận những sai lầm
của mình và sử dụng chúng một cách có phê phán thay vì cứ tiếp tục duy trì
chúng một cách giáo điều. Mặc dù cách phân tích như trên nghe có vẻ tầm
thường, nhưng tôi thiết nghĩ nó đặc trưng cho phương pháp của mọi bộ môn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.