SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 100

hệ xã hội trong đó bao gồm tất cả các mối quan hệ cá nhân; cả những mối
quan hệ giữa người mẹ với đứa con lẫn những mối quan hệ giữa một tổ
chức bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em với từng người, có rất nhiều lí do
khiến ta không có cách nào kiểm soát được tất cả, hay “hầu hết”, những mối
quan hệ như vậy; chí ít là bởi, đi kèm một sự kiểm soát mới nào đó đối với
các quan hệ xã hội, ta lại phải tạo ra rất nhiều những mối quan hệ xã hội
mới khác cần được kiểm soát. Tóm lại, tính bất khả ở đây là một tính bất
khả thuộc về logic (các nhà chủ toàn hi vọng có thể thoát khỏi trở ngại này
bằng việc phủ nhận tính có giá trị hiệu lực của logic học mà họ cho là có
thể được thay thế bằng phép biện chứng. Tôi đã cố thử phản bác cách làm
này trong bài viết của mình có tên “What is Dialectic?”, tạp chí Mind
, tập
49 N. S., từ trang 403)
(Nỗ lực này dẫn đến phép truy nguyên tới vô hạn;
tình hình rất giống với nỗ lực nghiên cứu toàn thể xã hội - mà trong toàn thể
ấy bao gồm cả việc nghiên cứu này). Vậy mà rõ ràng các nhà Không Tưởng
vẫn kiên quyết thực hiện cái bất khả; bởi họ nói với chúng ta rằng, bên cạnh
những việc khác, chúng ta thậm chí vẫn có khả năng “uốn nắn những mối
tương giao cá nhân theo một đường lối hiện thực hơn” (xem K. Mannheim,
sđd. trang 202. Phải lưu ý thêm rằng một thứ quan điểm chủ toàn tâm lí học
hiện đang khá thịnh hành trong giới lí thuyết gia của ngành giáo dục)
(Tất
nhiên không ai nghi ngờ việc ta có thể, ngược với những toàn thể hiểu theo
nghĩa (a), uốn nắn hoặc kiểm soát, hoặc thậm chí tạo ra những toàn thể hiểu
theo nghĩa (b); chúng ta có thể sáng tác một bản nhạc, chẳng hạn; nhưng
điều này chẳng liên quan gì đến những giấc mơ Không Tưởng về sự kiểm
soát toàn diện).

Quan điểm Không Tưởng là thế. còn đối với thuyết sử luận thì tình hình
cũng chẳng khả quan gì hơn. Bằng nhiều cách, các nhà chủ toàn theo thuyết
sử luận vẫn thường khẳng định rằng phương pháp lịch sử là phương pháp
nghiên cứu phù hợp với những toàn thể hiểu theo nghĩa là những tổng thể
(học thuyết cho rằng lịch sử là cái liên quan chính đến “tất cả mọi cá thể
cụ thể”, dù đó là các cá nhân, các sự kiện hay các thời đạí, đã được
Troelsch biến thành cương lĩnh. Chân lí đó thường xuyên được Mannheim
lấy làm tiền đề).
Nhưng lời khẳng định đó là dựa trên một sự ngộ nhận. Nó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.