SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 99

chúng ta có thể lĩnh hội được một thứ tri thức cụ thể về “bản thân thực tại”
là một bộ phận của cái có thể được gọi là chủ thuyết thần bí; và cũng đúng
như vậy với những lời la lối nhằm thổi phồng những cái gọi là “toàn thể”).

Vì không nắm được điều đó, cho nên họ khẳng định rằng, việc nghiên cứu
“những chi tiết vụn vặt” của nhà chuyên môn phải được bổ sung bằng một
phương pháp “tích hợp” hay “tổng hợp” nhằm mục đích tái dựng “toàn bộ
quá trình”; và rồi họ còn khẳng định rằng “xã hội học sẽ tiếp tục bỏ qua vấn
đề cơ bản một khi các nhà chuyên môn vẫn còn khước từ xem xét những
vấn đề của họ với tư cách một toàn thể” (chẳng hạn, có thể tham khảo trang
26 và 32 trong sđd. Với việc phê phán thuyết duy toàn, tôi không có ý chống
lại nhu cầu hợp lực giữa các ngành khoa học khác nhau. Nhất là khi chúng
ta phải đối mặt với một vấn đề cụ thể mang tính phân mảnh đòi hỏi phải có
sự hợp lực mới có thế giải quyết nó một cách thấu đáo. Khi đó hẳn không ai
muốn phản đối. Nhưng điều này không liên quan chút nào tới ý muốn nắm
bắt những toàn thể cụ thể bằng phương pháp tổng hợp có hệ thống, hay một
phương pháp nào khác đại loại như vậy).

Nhưng một phương pháp chủ toàn như vậy hẳn chỉ có thể dừng lại ở cái
ngưỡng là một cương lĩnh, xưa nay chưa hề thấy có một ví dụ nào về việc
mô tả một cách khoa học một trạng thái xã hội cụ thể, toàn phần. Một ví dụ
như vậy là không thể có, bởi trong bất cứ trường hợp nào như thế, người ta
cũng có thể vạch ra những khía cạnh bị bỏ qua; những khía cạnh có thể lại
rất quan trọng nếu xét chúng trong một số bối cảnh nhất định nào đó.

Ấy thế mà các nhà chủ toàn không những chỉ đề ra kế hoạch nghiên cứu
toàn bộ xã hội với một phương pháp bất khả thi, mà họ còn vạch ra kế
hoạch kiểm soát và tái thiết xã hội của chúng ta “với tư cách một toàn thể”.
Họ rao giảng rằng “quyền lực của Nhà nước có xu thế tăng lên tới khi nó
gần như đồng nhất với xã hội” (xem sđd, trang 337). Trực giác được thể
hiện qua câu nói trên là khá rõ ràng, đó là thứ trực giác toàn trị (công thức
được dẫn ra trên đây gần như trùng khớp với một công thức của
C.
Schmitt).
Vậy ngoài việc biểu hiện trực giác nói trên, lời rao giảng này còn
có ý gì khác không? Chữ “xã hội” ở đây tất nhiên hàm chứa mọi mối quan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.