SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 98

Thậm chí ta có quyền nói những toàn thể hiểu theo nghĩa (a) không bao giờ
có thể là đối tượng của bất kể hoạt động nào, dù đó là hoạt động khoa học
hay một loại hoạt động nào khác. Giả sử ta đem một cơ thể hữu cơ đi chỗ
khác rồi xử lí nó như xử lí một vật thể vật lí, bằng cách bỏ qua rất nhiều
những khía cạnh của nó. Giả sử ta giết chết nó, tức là ta đã phá hủy đi một
số đặc tính nhất định của nó, nhưng không bao giờ phá hủy được tất cả các
đặc tính. Thực sự là chúng ta không có cách nào phá hủy toàn bộ các đặc
tính của nó và toàn bộ mọi mối quan hệ qua lại giữa các thành phần của nó,
kể cả khi ta nghiền vụn hay thiêu trụi nó.

Nhưng việc những toàn thể với tư cách những tổng thể không thể là đối
tượng của nghiên cứu khoa học hay của bất cứ hoạt động nào kiểu như hoạt
động kiểm soát hay hoạt động tái thiết dường như là một việc không được
những người theo quan điểm chủ toàn tính đến, kể cả trong họ có những
người chấp nhận rằng, về nguyên tắc, khoa học phải mang tính chọn lọc (W.
Mannheim mô tả, sđd trang 167, khoa học trừu tượng hay khoa học chọn
lọc như “công đoạn mà mọi khoa học đều phải trải qua nếu muốn nỗ lực để
đạt đến tính chuẩn xác)
. Họ không hề nghi ngờ khả năng thấu hiểu về mặt
khoa học đối với những toàn thể xã hội (theo nghĩa là những tổng thể), bởi
họ tin vào tiền lệ của tâm lí học Hình Trạng. Bởi lẽ họ tin rằng sự khác nhau
giữa cách tiếp cận Hình Trạng và cách nghiên cứu các toàn thể xã hội hiểu
theo nghĩa (a), bao gồm trong đó “cấu trúc của mọi sự kiện xã hội và lịch sử
của một thời đại”, chỉ nằm ở chỗ có thể thấu hiểu Hình Trạng bằng trực
giác, còn các toàn thể xã hội thì “quá phức tạp, không thể liếc qua mà hiểu
được”, cho nên “chỉ có thể nắm bắt chúng từng bước một, sau một quá trình
suy ngẫm lâu dài, trong đó mọi yếu tố đều cần được ghi nhớ, được đem so
sánh với nhau và được phối hợp (W. Mannheim, sđd, trang 184; xem thêm
trang 230 và chú thích ở trang 170)
. Tóm lại, những nhà chủ toàn không
nhận ra rằng năng lực tri giác Hình Trạng chẳng hề liên quan đến những
toàn thể hiểu theo nghĩa (a), rằng mọi thứ tri thức, kể cả tri thức trực giác
lẫn tri thức suy lí, đều là những tri thức về những khía cạnh trừu tượng, và
rằng chúng ta không bao giờ có thể nắm bắt được “cấu trúc cụ thể của bản
thân thực tại xã hội” (sđd, trang 230, ai cũng biết luận thuyết cho rằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.