SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 112

nghi về sự tồn tại thực của loài kì lân và rồng lửa, thời đại Machiavelli và
Henry VIII đã tìm được cách nuôi dưỡng tính nhẹ dạ cả tin của mình bằng
việc tôn sùng con quái vật kì lạ đó và gọi nó là Thiên Tử”. (R. H. Tawney,
Tôn giáo và sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản (Religion and The Rise of
Capitalism), chương II, cuối mục 2)

Nếu bây giờ ta thay cụm từ “kì lân và rồng lửa” bằng cụm từ “Thiên Tử”,
sau đó thay hai tên gọi này bằng tên của những thứ tương ứng hiện đại hiển
nhiên hơn của chúng và thay “Thiên Tử” bằng “nhà chức trách bác ái đang
tiến hành kế hoạch hóa”, thì chúng ta sẽ có được một bức tranh mô tả tính
nhẹ dạ cả tin của chính thời đại mình. Tính cả tin này sẽ không bị lên án ở
đây; nhưng ta có quyền nói rằng, dù có sẵn lòng chấp nhận lòng bác ái vô
hạn và không gì lay chuyển nổi của các kế hoạch gia đang nắm quyền, thì
với những phân tích của mình, chúng ta vẫn chứng minh được rằng có thể
chẳng bao giờ họ biết được liệu những kết quả của các biện pháp của họ rồi
có tương xứng với những ý định tốt đẹp của họ hay không.

Tôi không tin có thể đưa ra bất kể ý kiến phê phán nào kiểu như vậy nhằm
chống lại phương pháp phân mảnh. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt
để phát hiện và đấu tranh chống lại những tai họa lớn nhất và khẩn cấp nhất
của xã hội, chứ không phải dùng để phát hiện và đấu tranh cho một xã hội
tươi đẹp vào chung cuộc (như thiên hướng của các nhà chủ toàn). Cuộc
chiến có hệ thống chống lại những cái ác xấu được xác định rõ ràng, chống
lại những hình thức bất công hay bóc lột cụ thể, và chống lại những nỗi
thống khổ có thể tránh được như nghèo đói hay thất nghiệp, là một việc làm
khác xa với nỗ lực thực hiện một đồ án thiết kế xã hội lí tưởng và xa vời.
Thành công hay thất bại được dễ dàng đánh giá hơn, và rồi chẳng còn một lí
do nội tại nào có thể khiến phương pháp này dẫn đến sự tập trung quyền lực
và đàn áp phê phán. Hơn nữa, cuộc đấu tranh chống lại những cái ác xấu cụ
thể và những hiểm họa cụ thể chắc chắn có nhiều khả năng tìm được sự ủng
hộ của đại đa số hơn là một cuộc chiến nhằm thiết lập một xã hội Không
Tưởng, dù đối với các nhà lập kế hoạch đó có là một xã hội lí tưởng. Điều
này có lẽ phần nào giải thích được việc tại sao ở các nước dân chủ một khi
đang phải tự vệ chống một cuộc xâm lược nào đó lại vẫn có thể nhận được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.