“cường quyền” như một nỗ lực nhằm đạt được cái không thể đạt được và
nhằm sử dụng quyền lực ở nơi nó không thể sử dụng được. Nên nhớ rẳng,
Spinoza không phải là một người theo tư tưởng tự do đích thực. Tuy không
tin vào sự kiểm soát mang tính thiết chế của quyền lực, nhưng ông vẫn nghĩ
rằng một quân vương có quyền sử dụng những quyền lực của mình tới một
giới hạn thực tế nào đó của chúng. Ấy vậy mà cái Spinoza gọi là “cường
quyền” và coi là mâu thuẫn với lý trí lại được các nhà kế hoạch hóa chủ
toàn coi một cách ngây thơ như một vấn đề “khoa học”, “vấn đề cải tạo
con người”)
Nhưng việc cố gắng áp đặt quyền lực như vậy lên suy nghĩ của mọi người
hẳn sẽ phá hủy mọi khả năng phát hiện được cái người dân thực sự suy
nghĩ, vì rõ ràng nó không tương hợp với sự biểu lộ tự do của tư duy, đặc
biệt của tư duy phê phán. Rốt cuộc là nó buộc phải phá hủy luôn cả tri thức;
và thế là quyền lực càng được tăng cường bao nhiêu thì tri thức càng mất đi
bấy nhiêu (ở một mức độ nào đó, quyền lực chính trị và tri thức xã hội có
thể được coi như “bổ sung” cho nhau, theo nghĩa Bohr gán cho từ “bổ
sung”. Và thậm chí có thể coi đây là minh họa rõ ràng duy nhất của thuật
ngữ khó hiểu nhưng thời thượng này. (Niels Bohr gọi hai cách tiếp cận là
“bổ sung” cho nhau nếu: (a) chúng bổ sung cho nhau theo nghĩa thông
thường và (b) chúng loại trừ lẫn nhau theo nghĩa chúng ta càng sử dụng
nhiều theo một cách thì cách kia lại càng ít được sử dụng. Mặc dù trong bài
viết này tôi chỉ chủ yếu nhấn mạnh đến tri thức xã hội, nhưng có thể khẳng
định rằng sự tích góp (và tập trung) quyền lực chính trị là “bổ sung” cho
tiến bộ của tri thức khoa học nói chung. Vì tiến bộ khoa học phụ thuộc vào
sự cạnh tranh tự do của tư duy, do đó vào quyền tự do tư duy, và vì vậy, rốt
cuộc là vào quyền tự do chính trị)
Tất cả những nhận xét trên đây đều chỉ giới hạn vào vấn đề phương pháp
khoa học mà thôi, còn lại, chúng ngầm thừa nhận cái giả thiết lớn lao cho
rằng chúng ta không nên nghi ngờ lòng bác ái cơ bản của người kĩ sư
Không Tưởng khi tiến hành kế hoạch hóa, người được ban cho một quyền
hành chí ít xấp xỉ với những quyền lực của các nhà độc tài. Tawney kết thúc
một bài luận về Luther và về thời đại của ông bằng những từ sau: “Vì hoài