cần phải thảo luận việc liệu có thể bảo vệ được cái gọi là “phương pháp
khái quát hóa” hay không, mặc dù tôi tin chắc là không; vì tôi nghĩ rằng có
thể phản bác được thuyết sử luận mà không cần phải chứng minh rằng
phương pháp này không có giá trị hiệu lực. Vì vậy, việc thảo luận các quan
điểm của tôi về phương pháp này và về những mối quan hệ giữa lí thuyết
với thí nghiệm nói chung có thể được hoãn lại. Nó sẽ được tiếp tục đề cập ở
mục 28.
Tôi bắt đầu phê phán thuyết sử luận bằng việc công nhận rằng hầu hết
người dân sống trong một giai đoạn lịch sử nào đó đều có thiên hướng bám
vào một niềm tin sai lầm cho rằng những sự lặp đi lặp lại đều đặn theo trình
tự mà họ quan sát thấy quanh mình là những định luật phổ quát của đời
sống xã hội và đúng với mọi xã hội. Thật vậy, đôi khi chúng ta nhận ra rằng
bản thân chúng ta đang nuôi dưỡng đúng những niềm tin như vậy, trong khi,
ở một quốc gia khác, chúng ta lại thấy những tập tục về ăn uống, xưng
hô,.v..v. của chúng ta chẳng được chấp nhận như chúng ta đã giả định một
cách ấu trĩ. Từ đó suy ra một điều khá hiển nhiên là nhiều trong số những
khái quát hóa khác của chúng ta có thể cũng cùng loại như vậy, bất luận
chúng được khái quát hóa một cách có ý thức hay không. Mặc dù thế chúng
vẫn không bị thách thức vì chúng ta không có cách gì du hành vào một thời
kì lịch sử khác (Chẳng hạn, Hesiodos cũng từng rút ra kết luận này). (Kết
luận này cũng làm cơ sở cho cái gọi là “xã hội học tri thức” được phê phán
trong sách này, và trong chương 23 của cuốn Open Society (Xã hội mở) của
tôi). Nói cách khác, phải thú nhận rằng có thể có nhiều sự lặp đi lặp lại đều
đặn trong đời sống xã hội của chúng ta chỉ đặc trưng cho thời kì lịch sử
riêng của chúng ta, và rằng chúng ta có thiên hướng coi nhẹ hay bỏ qua mặt
hạn chế này. Đến mức (đặc biệt trong thời kì xã hội biến động nhanh) chúng
ta có thể bỗng nhận thấy một cách buồn bã rằng chúng ta đã dựa vào những
định luật không còn giá trị hiệu lực. (Trong cuốn Con người và xã hội (Man
and Society), ở trang 178, K. Mannheim, viết về vấn đề “người dân thường
quan sát thế giới xã hội một cách thông minh” như sau: “Trong những thời
kì không có biến động, trong mọi trưòng hợp, anh ta không có khả năng
phân biệt giữa một định luật xã hội chung trừu tượng với những nguyên lí