nghĩ, có lẽ nhiều khả năng mang lại tai họa hơn là một sự chuyển đổi môi
trường xã hội tương tự.
Tôi có một cảm giác rất rõ là, nhà sử luận đã đánh giá quá cao tầm quan
trọng của những khác biệt ít nhiều ngoạn mục giữa các thời kì lịch sử khác
nhau, nhưng lại đánh giá quá thấp những khả năng tinh tế mà khoa học có
được. Đúng là những định luật được Kepler khám phá chỉ có hiệu lực đối
với các hệ hành tinh, nhưng hiệu lực của nó không giới hạn ở Hệ Mặt Trời
nơi ông sống và quan sát được. (Những định luật của Kepler được Mill lấy
làm ví dụ cho cái ông gọi theo Bacon là những “tiên đề đại chúng”, do
chúng không phải là những định luật chung về chuyển động mà chỉ là
những định luật (gần đúng) về chuyển động của hành tinh: xem Logic, cuốn
IV, chương V, mục 5. Có khả năng là: những tiên đề đại chúng tương tự của
một khoa học xã hội chính là những định luật đúng cho mọi “hệ thống xã
hội” thuộc một loại nào đó, chứ không phải là những sự tái lặp đều đặn
mang tính ngẫu nhiên hơn của một thời kỳ lịch sử nhất định. Chẳng hạn, có
thể so sánh cái sau với những sự lặp đi lặp lại đều đặn trong trật tự các
hành tinh trong Hệ Mặt Trời chứ không phải với những định luật của
Kepler)
Newton đã không phải tìm đến một xó xỉnh nào đó trong vũ trụ, nơi có thể
quan sát các vật thể chuyển động không bị ảnh hưởng của lực hấp dẫn và
các lực khác, để thấy được tầm quan trọng của định luật quán tính. Mặt
khác, cho dù chẳng vật nào trong hệ này chuyển động thật phù hợp với định
luật quán tính, thì nó cũng không mất đi ý nghĩa của mình đối với Hệ Mặt
Trời. Tương tự, không lí gì nói rằng chúng ta không đủ khả năng tạo dựng
những lí thuyết xã hội học có ý nghĩa đối với mọi giai đoạn xã hội. Những
khác biệt ngoạn mục giữa các giai đoạn này hoàn toàn không phải là dấu
hiệu cho ta biết không thể tìm thấy những định luật như vậy, nếu thế thì
chẳng khác gì nói sự khác biệt ngoạn mục giữa Creta và Greenland có thể
chứng minh cho việc không có định luật vật lí nào đúng với cả hai khu vực.
Trái lại, chí ít trong một số trường hợp, những khác biệt này (chẳng hạn như
những khác biệt về tập quán, về cách xưng hô, về các nghi lễ,.v..v.) dường
như chỉ mang tính bề nổi xét trong mối tương quan với những khác biệt