SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 125

lại đều đặn mang tính xã hội phụ thuộc vào bản tính tự nhiên của con người,
mà con người chính là nguyên tử của xã hội. Câu trả lời của ta trong trường
hợp này là: những nguyên tử vật lí cũng thay đổi theo môi trường của chúng
(chẳng hạn, dưới tác động của các trường điện từ,.v..v.), không đi ngược lại
với những định luật vật lí, mà luôn tuân thủ những định luật này. Ngoài ra,
ý nghĩa của những thứ được cho là thay đổi trong bản tính tự nhiên của con
người lại khá đáng ngờ và khó có thể xác định được.

Giờ hãy quay lại với luận điểm của thuyết sử luận mà theo đó, trong các bộ
môn khoa học xã hội, ta không bao giờ được phép mặc định rằng ta đã
khám phá được một định luật phổ quát đích thực, bởi ta đâu thể biết chắc
được liệu giá trị hiệu lực của nó có vượt ra khỏi tầm những giai đoạn mà ta
đã quan sát thấy là nó đúng hay không, có thể chấp nhận một lời khẳng định
như vậy chỉ với điều kiện là nó cũng đúng đối với các bộ môn khoa học tự
nhiên mà thôi. Nhưng rõ ràng là, trong các bộ môn khoa học tự nhiên ta
cũng chẳng thể nói chắc được liệu những định luật của ta thực sự có giá trị
hiệu lực một cách phổ quát hay không, hay thực ra chúng chỉ đúng trong
một giai đoạn nào đó thôi (có khi chỉ trong giai đoạn vũ trụ đang dãn nở),
hay chỉ đúng với một vùng miền nhất định mà thôi (có khi chỉ trong vùng
không gian của những trường hấp dẫn tương đối yếu). Bất chấp tính bất khả
trong việc khẳng định một cách chắc chắn tính có giá trị hiệu lực phổ quát
của chúng, ta cũng chẳng chịu bổ sung cho các định luật tự nhiên một điều
kiện rằng chúng chỉ được khẳng định đối với giai đoạn trong đó chúng đã
được quan sát thấy là đúng mà thôi, hoặc có lẽ chỉ đúng “trong thời kì vũ
trụ học hiện nay”. Hẳn việc đưa thêm điều kiện này vào chẳng phải là một
dấu hiệu cho thấy một sự cẩn trọng đáng tán dương về mặt khoa học, mà đó
là một dấu hiệu cho thấy ta không hiểu gì về thủ pháp khoa học. (Có khá
nhiều gợi ý cho rằng xã hội học thay vì cố gắng noi theo tấm gương của vật
lí học một cách vô vọng trong việc tìm kiếm những định luật xã hội học phổ
quát, thì nên chăng chính vật lí học cần noi gương xã hội học sử luận, tức
là, chỉ làm việc với những định luật được giới hạn vào từng thời kì lịch sử.
Những nhà sử luận nóng lòng muốn nhấn mạnh đến tính thống nhất của vật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.