khác, và ít nhiều điều này cũng đúng với những sự lặp đi lặp lại đều đặn
theo trình tự được cho là đặc trưng cho một thời kì lịch sử nào đó hay của
một xã hội nào đó (và hiện được một số nhà xã hội học gọi là “những
nguyên lí đại chúng”). (K. Mannheim, sđd, tr. 177, đưa ra từ “principia
media” khi nói về Mill (người nói về axiomata media) để biểu thị cái tôi gọi
là “những phép khái quát hóa giới hạn trong thời kì lịch sử cụ thể mà trong
đó những quan sát có liên quan được tiến hành”. Chẳng hạn xem đoạn văn
sau của ông (sđd, tr. 178): “Người dân bình thường quan sát xã hội một
cách thông minh, hiểu các sự kiện trước hết bằng cách sử dụng principia
media một cách vô thức”, đó là “... những nguyên lí cụ thể thông dụng chỉ
trong một thời đại nào đó” (Mannheim, sđd, ở chỗ đã dẫn, Mannheim định
nghĩa từ principia media của mình bằng cách nói rằng: suy cho cùng chúng
là “những lực phổ quát trong một khung cảnh cụ thể khi chúng được tích
hợp từ các nhân tố hoạt động khác nhau đang gây tác động ở một địa điểm
và tại một thời điểm nhất định - một sự kết hợp cá biệt của những hoàn
cảnh có thể chẳng bao giờ lặp lại”). Mannheim tuyên bố rằng ông ta
“không theo thuyết sử luận, không theo Hegel, và cũng không theo chủ
nghĩa Marx” với sự thất bại của những chủ thuyết ấy trong việc “tính đến
những nhân tố phổ quát” (op. cit.; tr.177 f.). Do đó, lập trường của ông là
nhấn mạnh tầm quan trọng của những phép khái quát hóa được giới hạn
vào từng thời kì lịch sử cụ thể hay riêng biệt, và chấp nhận rằng ta có thể
xuất phát từ những thời kì lịch sử như thế, thông qua một thứ “phương
pháp trừu tượng hóa”, để suy ra những “nguyên lí bao hàm trong các thời
kì đó”. Chống lại quan điểm này, tôi không tin rằng các lí thuyết tổng quát
hơn có thể được suy ra bằng việc trừu tượng hóa những sự lặp đi lặp lại
đều đặn của những tập quán, những thủ tục pháp lí,.v..v., những cái tạo
thành principia media của Mannheim theo như các ví dụ mà ông dẫn ra ở
các trang từ 179 trở đi, sđd).
Đáp lại ý kiến này, nhà sử luận hẳn sẽ nói rằng những khác biệt trong môi
trường xã hội cơ bản hơn nhiều so với những khác biệt trong môi trường vật
lí; vì nếu xã hội biến đổi thì con người cũng biến đổi theo; và điều đó buộc
mọi sự lặp đi lặp lại đều đặn cũng phải thay đổi hết, vì những sự lặp đi lặp