PHẦN IV: PHÊ PHÁN NHỮNG
LUẬN THUYẾT DUY TỰ NHIÊN
LUẬN
27. CÓ ĐỊNH LUẬT TIẾN HÓA HAY KHÔNG?
ĐỊNH LUẬT VÀ XU THẾ.
Những luận thuyết của thuyết sử luận mà tôi vẫn gọi là “duy tự nhiên luận”
có rất nhiều điểm chung với những luận thuyết phản tự nhiên luận của nó.
Chẳng hạn, chúng đều bị ảnh hưởng của cách suy nghĩ chủ toàn và đều bắt
nguồn từ việc ngộ nhận về những phương pháp của khoa học tự nhiên. Do
chúng thể hiện một nỗ lực không đúng hướng trong việc sao chép y nguyên
những phương pháp này, nên ta có thể coi chúng là những luận thuyết “duy
khoa học” - theo cách hiểu của Giáo sư Hayek. (Xem F. A. Hayek,
“Scientism and the Study of Society”, Economica, Bộ Mới, tập IX, nhất là ở
trang 269, Hayek sử dụng thuật ngữ “duy khoa học” như một cái tên để gọi
“sự bắt chước phương pháp và ngôn ngữ của khoa học một cách mù
quáng”. Còn ở đây thì nó được sử dụng để chỉ việc bắt chước những gì mà
một số người nhầm tưởng đó là phương pháp và ngôn ngữ của khoa học)
Chúng cũng đặc trưng cho thuyết sử luận không kém những luận thuyết
phản tự nhiên luận của chủ thuyết này, mà có khi còn quan trọng hơn. Nhất
là, niềm tin cho rằng nhiệm vụ của khoa học xã hội là phải bóc trần được
định luật tiến hóa của xã hội nhằm đoán trước tương lai của nó (một quan
điểm đã được trình bày ở hai mục 14 và 17), là niềm tin có thể được mô tả
xem như học thuyết trung tâm của chủ thuyết duy lịch sử. Bởi vì, quan niệm
như vậy về một xã hội đang vận động trải qua một loạt các giai đoạn sẽ
khiến nảy sinh, một mặt, sự tương phản giữa một xã hội biến đổi và một thế
giới vật chất bất biến, và từ đó nảy sinh quan điểm phản tự nhiên luận. Mặt