chế xã hội. Nhiều hệ thống Không Tưởng không có tính khả thi đơn giản
chỉ vì không lưu ý đầy đủ đến những thực kiện đó. Phương pháp luận công
nghệ đang được nói đến hẳn sẽ có khả năng cung cấp cho ta phương tiện
nhằm tránh những kiến tạo phi thực tế ấy. Đây hẳn là một phương pháp luận
phản sử luận, nhưng không thể nói là phi lịch sử. Kinh nghiệm lịch sử phải
được sử dụng như một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Nhưng, thay vì
cố tìm ra những định luật phát triển xã hội, ta sẽ phải tìm kiếm những định
luật áp đặt những giới hạn cho việc xây dựng các thiết chế xã hội, hoặc xây
dựng những đặc tính không thay đổi kiểu khác (mặc dù nhà sử luận cho
rằng những thứ đó không hề tồn tại).
Ngoài những phản luận cứ theo kiểu đã được bàn tới ở trên, nhà sử luận
hoàn toàn có thể đặt vấn đề nghi vấn đối với khả năng và tính hữu dụng của
công nghệ xã hội theo một lối khác. Hãy giả định rằng, nhà sử luận có thể
nói, có một kiến trúc sư xã hội lượng tính được kế hoạch xây dựng một cấu
trúc xã hội mới, dựa trên cơ sở của thứ xã hội học mà ta vừa hình dung. Lại
giả định rằng kế hoạch đó vừa có tính thực tiễn vừa có tính hiện thực theo
nghĩa nó không mâu thuẫn với những thực kiện và những định luật xã hội
được biết đến; và rồi thậm chí có thể giả định rằng kế hoạch đã được xây
dựng trên cơ sở một kế hoạch khác cũng có tính khả thi nhằm cải tạo xã hội
hiện hành theo một cấu trúc mới. Kể cả như vậy, nhà sử luận vẫn có thể
chứng minh rằng kế hoạch kiểu đó cũng không có gì đáng được quan tâm
một cách nghiêm túc. Nó vẫn chỉ là một giấc mơ phi thực tế và không
tưởng, đơn giản vì nó không tính đến những định luật phát triển của lịch sử.
Những cuộc cách mạng xã hội không phải xuất phát từ những kế hoạch có lí
tính, mà là xuất phát từ những động lực xã hội, chẳng hạn như những mâu
thuẫn về quyền lợi. Ý tưởng cũ kĩ về một kiểu nhà vua triết gia đầy quyền
lực, có thừa khả năng thực hiện một số kế hoạch vĩ đại đã được suy xét chu
đáo, chỉ còn là câu chuyện cổ tích được bịa ra để bảo vệ quyền lợi cho một
tầng lớp địa chủ quý tộc. Nền dân chủ tương ứng với câu chuyện cổ tích ấy
là niềm tin dị đoan cho rằng chỉ cần một đám dân chúng có thiện chí được
những luận cứ có lí tính thuyết phục là lập tức có thể hành động theo kế
hoạch. Lịch sử chứng minh rằng thực tế xã hội khác thế rất xa. Tiến trình