SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 80

Một cách phát biểu “định luật tham nhũng” tương tự cũng đã được C. J.
Friedrich bàn đến trong tác phẩm rất đáng lưu ý và phần nào mang tính
công nghệ của ông có tên Constitutional Government and Politics (1937).
Về định luật này, ông nói: “tất cả mọi bộ môn khoa học tự nhiên đều không
thể kiêu hãnh với việc đưa ra một “giả thuyết” duy nhất có tầm quan trọng
đối với toàn bộ loài người” (trang 7). Tôi không nghi ngờ gì về tầm quan
trọng của một thứ giả thuyết như vậy, nhưng tôi nghĩ ta có thể tìm thấy vô
số định luật có tầm quan trọng ngang nhau trong khoa học tự nhiên, duy chỉ
có điều ta phải tìm chúng nơi những định luật tầm thường hơn chứ không
phải nơi những định luật trừu tượng (đó là những thứ định luật chẳng hạn
như con người không thể sống mà không có thức ăn, hay như động vật có
xương sống luôn phải có hai giống cái và đực). Giáo sư Friedrich nhấn
mạnh vào luận điểm phản tự nhiên khi ông nói: “các bộ môn khoa học xã
hội không được lợi gì trong việc áp dụng cho mình những phương pháp của
các khoa học tự nhiên” (sđd, trang 4). Nhưng mặt khác, ông lại tìm cách
bảo vệ lí thuyết về chính trị của mình trên cơ sở một loạt những giả thuyết
có những đặc trưng mà ta có thể nhận rõ qua đoạn viết sau đây (sđd, trang
14)
: “sự ưng thuận và sự miễn cưỡng, cả hai đều là động lực của cuộc sống,
đều thúc đẩy phát triển”, chúng cùng nhau xác định “mức độ trầm trọng của
một tình huống chính trị”, và bởi “mức độ trầm trọng này được xác định bởi
hoặc sự ưng thuận, hoặc sự miễn cưỡng, hoặc bởi cả hai, cho nên có lẽ nó
được thể hiện rõ bởi đường chéo của hình bình hành lực được tạo bởi hai
lực: Ưng thuận và Miễn cưỡng. Trong trường hợp này, trị số của nó ắt phải
bằng căn bậc hai của tổng bình phương trị số của Ưng thuận và Miễn
cưỡng”. Đó là nỗ lực nhằm áp dụng định lí Pythagoras cho “hình bình hành
lực” (chúng ta cũng không hiểu vì sao lại không thể là hình chữ nhật) có hai
giá trị khó có thể đo đếm được một cách chuẩn xác. Tôi cho rằng đây không
phải là một ví dụ minh họa cho quan điểm phản tự nhiên mà chính là minh
họa cho thứ lí thuyết duy tự nhiên hay “duy khoa học”, theo đó “các bộ môn
khoa học xã hội không được lợi gì”, một cách nhìn mà tôi chấp nhận. Nên
lưu ý rằng những “giả thuyết” này khó có thể được thể hiện dưới “dạng
công nghệ”, trong khi “định luật tham nhũng” có tầm quan trọng được
Friedrich nhấn mạnh một cách đúng đắn, chẳng hạn, lại có thể thể hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.