21. “KIẾN DỰNG PHÂN MẢNH” ĐỐI LẠI
“KIẾN DỰNG KHÔNG TƯỞNG”
Mặc dù còn nhiều những sự liên tưởng đáng tranh luận gắn với thuật ngữ
“kiến dựng xã hội” [social engineering], tôi vẫn quyết định dùng cụm từ
“kiến dựng xã hội theo lối phân mảnh” để mô tả việc áp dụng vào thực tiễn
những kết quả của công nghệ phân mảnh (không nhất trí với việc sử đụng
thuật ngữ “kiến dựng xã hội” (theo nghĩa “phân mảnh”), giáo sư Hayek có
ý kiến phản đối cho rằng công việc đặc trưng của người kĩ sư [tức hoạt
động kiến dựng] đòi hỏi phải tập trung toàn bộ tri thức [hay kiến thức] có
liên quan vào một đầu óc duy nhất, trong khi mọi vấn đề xã hội đích thực
lại được đặc trưng bởi việc những tri thức cần sử dụng đến không thể được
tập trung theo lối ấy (xem Hayek, Collectivist Economic Planning, 1935,
trang 210). Tôi đồng ý rằng điều này có một tầm quan trọng cơ bản. Nó có
thế được phát biểu dưới dạng một giả thuyết mang tính công nghệ như sau:
“Trong một hệ thống quyền lực mang tính kế hoạch, không thể tập trung
được đủ mọi kiến thức cần thiết có liên quan nhằm thực hiện những mục
đích như thỏa mãn những nhu cầu cá nhân hay tận dụng tài năng hoặc
năng lực chuyên môn.” (Một giả thuyết tương tự cũng có thể được đặt ra để
nói về việc không thể có khả năng có được những sáng kiến chủ động tập
trung liên quan đến những nhiệm vụ nói trên). Giờ đây ta có thể biện hộ
cho việc sử dụng thuật ngữ “kiến dựng xã hội” bằng cách lưu ý rằng người
kĩ sư buộc phải sử dụng kiến thức công nghệ thuộc phạm vi những giả
thuyết cho anh ta biết rõ giới hạn của sự chủ động sáng tạo của anh ta cũng
như biết rõ được những kiến thức mà anh ta có).
Thuật ngữ này rất tiện dụng vì ta đang cần một cách thể hiện bao quát được
các hoạt động xã hội, cả tư lẫn công, để trong việc thực hiện một số mục
tiêu hay mục đích nào đó, với cách biểu hiện này, ta có thể tận dụng được
mọi kiến thức về công nghệ có trong tay (nếu có thể tiếp thu được thì khối
kiến thức này bao gồm cả kiến thức về những giới hạn của tri thức, như đã
được giải thích ở chú thích trên). Kiến dựng xã hội theo lối phân mảnh