SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 84

thành không do một chủ ý nào mà chỉ do người dân cảm thấy tiện lợi trong
việc sử dụng một con đường mòn sẵn có [như Descartes nhận xét]. Tuy thể,
vẫn cần lưu ý rằng cách tiếp cận từ góc độ công nghệ là cách tiếp cận khá
độc lập với mọi vấn đề về “nguồn gốc”.)

Nhưng dù sự thật này có gây ấn tượng mạnh tới đâu chăng nữa cho anh ta
thì một công trình sư hay kĩ sư vẫn tiếp tục xem xét chúng từ góc độ “chức
năng” hoặc “công cụ” (về cách tiếp cận theo quan điểm “chức năng” xin
xem, chẳng hạn B.Malinowski, “Anthropology as the Basis of Social
Science” trong cuốn Human Affairs, đặc biệt từ trang 206 và từ trang 239).
Anh ta sẽ xem chúng như những phương tiện dùng để đạt được một số mục
đích nhất định; như những cỗ máy hơn là những cơ thể hữu cơ. Điều này tất
nhién không có nghĩa là anh ta sẽ không đếm xỉa gì đến sự khác biệt căn
bản giữa các thiết chế và các công cụ vật lí. Trái lại, người công trình sư
hẳn sẽ buộc phải nghiên cứu kĩ những khác biệt cũng như những sự tương
đồng và sẽ phát biểu những kết quả anh ta thu được dưới dạng những giả
thuyết, và trên thực tế, không có gì trở ngại trong việc trình bày các giả
thuyết về các thiết chế dưới dạng công nghệ, như ví dụ dưới đây cho thấy:
“Không thể xây dựng những thiết chế hoàn hảo, tức là những thiết chế
không phụ thuộc nhiều vào cơ cấu nhân sự của chúng; cùng lắm, các thiết
chế chỉ có thể làm giảm thiểu sự bấp bênh của yếu tố nhân sự, bằng cách trợ
giúp những người đang làm việc dành cho những mục tiêu mà vì những
mục tiêu đó mà các thiết chế được thiết kế, và bằng cách trợ giúp cho những
ai mà sự thành công phụ thuộc phần lớn vào sáng kiến cá nhân và vào kiến
thức của họ (những thiết chế cũng giống như những pháo đài. Chúng cần
được thiết kế thật tốt và cần có một đội quân đồn trú thiện nghệ). (Với việc
ví dụ trên khẳng định rằng tính hiệu quả của các “cỗ máy” thiết chế là có
giới hạn, và rằng sự vận hành của các thiết chế phụ thuộc vào việc chúng
phải có được một bộ máy nhân sự tốt, có lẽ có thể so sánh được nó với
những nguyên lí nhiệt động học, chẳng hạn như với định luật bảo toàn năng
lượng (dưới dạng loại trừ khả năng thiết kế một động cơ vĩnh cửu). Như
thế, có thể xem nó như tương phản với những nỗ lực “khoa học” khác
nhằm tìm kiếm một sự giống nhau giữa quan niệm vật lí về năng lượng và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.