cũng tương tự như phép kiến dựng trong vật lí học nếu xét đến những mục
đích với tư cách là những thứ không còn thuộc phạm vi công nghệ (tất cả
những gì công nghệ có thể nói về các mục đích chỉ là liệu chúng có tương
hợp hay không hoặc liệu chúng có khả thi hay không mà thôi). Chính đây là
điểm khác biệt so với quan niệm của thuyết sử luận, một quan niệm cho
rằng mọi mục đích trong hoạt động của con người đều phụ thuộc vào những
động lực lịch sử, và do đó chúng đều thuộc phạm vi ảnh hường của những
động lực ấy.
Cũng giống hệt nhiệm vụ chính của người kĩ sư cơ khí là thiết kế máy móc,
ta sửa và đưa chúng vào sử dụng, nhiệm vụ của người kĩ sư xã hội khi áp
dụng kiến thức xã hội học phân mảnh là thiết kế các thiết chế xã hội, là cải
tạo và vận hành các thiết chế sẵn có. Cụm từ “thiết chế xã hội” được dùng ở
đây với hàm nghĩa rất rộng, bao gồm toàn bộ các tổ chức mang đặc tính tư
cũng như đặc tính công. Do vậy, tôi sẽ sử dụng cụm từ đó để mô tả một tổ
chức tác nghiệp, dù đó là một cửa hiệu nhỏ hay một công ti bảo hiểm, hay
dù đó là một “hệ thống giáo dục”, một lực lượng cảnh sát, một giáo hội hay
một toà án. Một công trình sư hay một kĩ sư kiến dựng phân mảnh phải biết
thừa nhận rằng chỉ có một số nhỏ các thiết chế xã hội là được thiết kế một
cách có ý thức, phần lớn còn lại chỉ “mọc lên” với tư cách những kết quả
không được thiết kế hoạt động của con người.
(Hai quan điểm này - cho rằng các thiết chế xã hội hoặc là “được thiết kế”
hoặc là chúng chỉ đơn giản “mọc lên” - tương ứng với những quan điểm
của các nhà lý luận thuộc trường phái Kế ước Xã hội [Social Contract] và
của những người phê phán họ, chẳng hạn Hume. Nhưng Hume không hề từ
bỏ quan điểm “chức năng” hay “duy công cụ” về các thiết chế xã hội, vì
ông nói rằng mọi người không thể làm gì được nếu thiếu chúng. Có thể
củng cố lập trường này bằng những kiến giải của Darwin về đặc tính công
cụ của các thiết chế không được thiết kế - như ngôn ngữ chẳng hạn - nếu
không có được một chức năng hữu hiệu, chúng sẽ không có cơ may tiếp tục
tồn tại. Theo quan điểm như vậy, những thiết chế xã hội không được thiết kế
để có thể nổi hiện với tư cách là những hệ quả không chủ ý của các hành
động có lý tính: chẳng hạn như một con đường đất lớn có thể được hình