SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 94

cầu của thời đại của họ”. Do đó họ có xu hướng tiếp nhận một thứ luận
thuyết đạo đức mang tính sử luận nào đó (xem mục 18). Không ngẫu nhiên
khi hầu hết các tác giả bênh vực cho “kế hoạch hóa” Không Tưởng nói với
chúng ta rằng lập kế hoạch là một việc làm không tránh khỏi, chiếu theo xu
thế phát triển của xã hội; và rồi chúng ta buộc phải lập kế hoạch, dù muốn
hay không. (Chẳng hạn có thể tham khảo cuốn Con người và xã hội của K.
Mannheim, trang 6 (và nhiều chỗ khác), trong đó người ta nói với chúng ta
rằng “Từ nay không còn gì phải lựa chọn 'giữa lập kế hoạch hay không lập
kế hoạch’ mà chỉ phải lựa chọn ‘giữa kế hoạch khả quan và kế hoạch tồi'
mà thôi”; hoặc như cuốn The Planning of Free Societies của F. Zweig,
trang 30, trong đó người ta đã trả lời cho câu hỏi xã hội nào tốt hơn giữa
một xã hội có kế hoạch và một xã hội không có kế hoạch rằng vấn đề này
không cần được đặt ra, bởi vì nó đã được chúng ta giải quyết thông qua
việc chỉ đạo quá trình phát triển hiện tại của lịch sử)
.

Cùng một dòng mạch ấy của thuyết sử luận, các tác giả này phê phán đối
thủ của mình là lạc hậu và tin rằng nhiệm vụ chính của họ là “xoá bỏ những
thói quen tư duy cũ kĩ và tìm ra những chìa khoá mới để nhận thức thế giới
đang đổi thay” (K. Mannheim, sđd, trang 33; câu sau đó được trích dẫn ở
trang 7, cùng sách).
Họ khẳng định rằng “không thể tác động đến, hay thậm
chí không thể làm chệch hướng” xu thế biến đổi của xã hội, chừng nào ta
chưa loại bỏ được cách tiếp cận phân mảnh hoặc loại bỏ được lối cư duy
“gỡ rối dần dần”. Nhưng ở đây ta có thể nghi ngờ liệu cái thứ “tư duy ở
trình độ lập kế hoạch” mới mẻ đó có thực sự là mới mẻ như họ tuyên bố
hay không, bởi nói thẳng ra, hình như quan điểm chủ toàn luôn đặc trưng
cho một lối tư duy rất xưa cũ, ít nhất cũng đã có từ thời Plato (không khác
Comte là mấy, K. Mannheim phân biệt ba trình độ khác nhau trong sự phát
triển của tư duy: (1) thử sai hoặc tình cờ phát hiện, (2) phát minh, (3) lập
kế hoạch [sđd, trang 150]. Tôi không đồng tình chút nào với học thuyết của
ông vì cho rằng chính phép thử sai mới là cái gần gũi hơn cả với phương
pháp của khoa học so với bất kể “trình độ” nào khác. Có một lí do nữa để
coi cách tiếp cận chủ toàn trong khoa học xã hội là cách tiếp cận mang tính
tiền khoa học, đó là, nó có chứa một yếu tố cầu toàn. Tuy nhiên, một khi đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.