Ở đây nói về việc bộ chỉ huy của cụm tập đoàn quân “bắc” và có cả bộ
Tổng chỉ huy phát-xít, đã phân tán lực lượng cơ giới của cụm tập đoàn xe
tăng; do đó dưới sự tác động của đòn phản kích của bộ đội Liên Xô hoạt
động anh dũng và khôn khéo ở vùng Xôn-txư và Lu-ga, quân Đức, đặc biệt
là quân đoàn xe tăng 56, đã bị tổn thất nặng nề.
Sau khi bộ đội của Phương diện quân Bắc dập tan âm mưu đầu tiên của
bộ chỉ huy phát-xít nhằm đánh chiếm Lê-nin-grát trong hành tiến, trong một
thời gian sau, quân địch còn tiếp tục mở thêm nhiều cuộc tấn công, nhưng
phần lớn đều không có kết quá.
Nhưng ngay sau khi những sư đoàn lính Hỉt-le bị tổn thất nặng được bổ
sung đầy đủ số quân và phương tiện kỹ thuật, cụm tập đoàn quân “bắc” lại
tiến công Lê-nin-grát. Wu thế trên không lúc này vẫn thuộc về bọn Đức.
Mặc dù bộ đội của Phương diện quân Bắc đã dũng cảm chống lại, song, do
kẻ thù hầu như có ưu thế gấp ba lần về lực lượng trên mũi công kích chủ
yếu của chúng nên chúng đã chọc thủng được tuyến phòng thủ ở vùng Sim-
xcơ và ngày 19 tháng Tám đã chiếm được Nốp-gô-rôt.
Để cải thiện tình hình của bộ đội bảo vệ Lê-nin-grát, Đại bản doanh đã
vạch kế hoạch và chuẩn bị đòn phản công bất ngờ ở vùng phía Nam Xta-
rai-a Ru-xa, bắt đầu từ ngay 12 tháng Tám. Trong hai ngày, bộ đội Liên Xô
đã tiến được 60 km, gây cho bộ chỉ huy phát-xít một nỗi lo sợ ghê gớm về
sự an toàn trong hậu phương của các sư đoàn của chúng lúc đó đã đến vùng
Nốp-gô-rốt. Vì vậy, chúng phải vội vàng rút từ vùng Nôp-gô-rốt và Lu-ga
để ném vào Xta-rai-a Ru-xa hai sư đoàn mô-tô hóa, đồng thời chuyển đến
đây một quân đoàn không quân.
Do so sánh lực lượng ở vùng này đã thay đổi do thiếu thốn nghiêm
trọng các phương tiện phòng không và không quân nên bộ đội Liên Xô đã
không thể tiếp tục phát huy thắng lợi đã giành được, họ buộc phải vừa đánh
vừa rút lui về tuyến sông Lô-vát.