suốt ngày đêm để tiêu diệt không quân địch trên các sân bay và đường băng
trong vòng vây. Hoạt động của những lực lượng và phương tiện dùng vào
việc đánh máy bay vận tải địch được phối hợp chặt chẽ bằng một hệ thống
quan sát, thông tin và liên lạc thống nhất. Tất cả những cái đó đã hạn chế rất
nhiều các chuyến tiếp tế cho bọn địch trong “cái chảo” và việc vận chuyển
của chúng từ trong đó ra.
Thực hiện chỉ thị của Đại bản doanh, trong những ngày đầu tháng Chạp,
chúng tôi lại ra sức chia cắt và tiêu diệt cánh quân địch bị vây. Nhưng cả lần
này nữa cũng không đạt được kết quả gì to lớn. Địch dựa vào một hệ thống
công sự phòng thủ xây dựng rất tốt đã chống cự mãnh liệt, đánh trả ác liệt
mỗi khi ta cố gắng tiến lên. Chắc chắn là sự thiếu hiệp đồng của hai Phương
diện quân sông Đôn và Xta-lin-grát cũng có tác dụng tiêu cực gây ra tình
hình đó. Bức điện của Tổng tư lệnh tối cao ngày 4 tháng Chạp đã chỉ cho
tôi rõ điều đó
Nhưng nguyên nhân chính làm cho chiến dịch không thành công không
phải là do điều đó, mà là do ta thiếu lực lượng. Hơn nữa, theo tin tức tình
báo, nhằm mục đích phá thế bị phong tỏa cho cánh quân bị vây và để chiếm
lại vị trí đã mất trong vùng Xta-lin-grát, bộ chỉ huy Hít-le đã thành lập ở
khu vực Đông - Nam của mặt trận một cụm tập đoàn quân “Sông Đông” do
cựu phó tổng tham mưu trưởng Đức, thống chế Man-stai-nơ cầm đầu.
Phối thuộc hắn có cụm tác chiến “hô-lít”, tập đoàn quân 3 của Ru-ma-
ni, cụm quân “gốt”, trong đó có tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức và tập
đoàn quân 4 của Ru-ma-ni, còn có cả bọn địch bị vây ở vùng Xta-lin-grát
thuộc tập đoàn quân 6 và một bộ phận của tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức.
Chúng ta được biết là cụm quân “gốt” đã thành lập hai cánh quân xung kích
để thực hiện chiến dịch mở vây này: một cánh ở vùng Cô-ten-ni-cô-vô, một
cánh ở vùng Toóc-mô-xin.
Tình hình đáng lo ngại ở các mặt Nam và Tây - Nam của trận địa bao
vây phía ngoài buộc chúng ta phải lấy quân ở trận địa bao vây phía trong để