này tập đoàn quân đó sẽ tiếp tục tiến công ở phía Bắc sông Đôn trên hướng
chung vào U-xtơ Bư-xtơ-ri-an-xcai-a.
Thế mà đêm 4 rạng ngày 5 tháng Chạp, sau khi trao đại ý kiến với A. I.
Ê-ri-ô-men-cô, tôi cùng với C. C. Rô-cô-xốp-xki đã bắt tay vào vạch kế
hoạch mới tiêu diệt cánh quân của Pao-lút. Cần phải nói rằng về vấn đề bộ
đội Liên Xô tiếp tục hoạt động như thế nào ở vùng Xta-lin-grát thì có một
số đề nghị khác nhau gửi đến Đại bản doanh.
Như tôi được biết thì một trong số những đề nghị đó cho rằng chúng ta
phải chấm dứt hành động nhằm tiêu diệt quân của Pao-lút đang bị vây, chỉ
bố trí chung quanh cánh quân đó số bộ đội cảnh giới, vì dường như là cánh
quân đó không còn là mối nguy cơ cho chúng ta nữa, chúng giống như “con
thỏ bị trói rồi”, còn toàn bộ đại quân của chúng ta thì lập tức chuyển sang
Rô-xtôp trên sông Đôn để cắt đường rút lui của quân phát-xít từ vùng Bắc
Cáp-ca-dơ. Theo ý kiến của những người đưa ra đề nghị đó thì làm như vậy
chúng ta sẽ có lợi hơn vì đã lập được ở vùng Bắc Cáp-ca-dơ một “cái chảo”
lớn thứ hai cho quân địch ở đó.
I. V. Xta-lin ủng hộ ý kiến của tôi, không tán thành đề nghị đó. Xuất
phát từ những tính toán tỉnh táo, Bộ Tổng tư lệnh tối cao không thể đi theo
con đường đó dù là nó có vẻ hấp dẫn đây. Ở Xta-lin-grát có một cánh quân
lớn của địch. Dù đã bị suy yếu rồi, cánh quân đó vẫn có những phương tiện
kỹ thuật chiến đấu mạnh và hoàn toàn chưa mất khả năng chiến đấu. Không
đánh giá đúng cánh quân đó, nhất là vào đầu tháng Chạp, thì hoàn toàn
không thể được.
I. V. Xta-lin bác bỏ đề nghị “mở cổng” cho Pao-lút, và bảo những người
đưa ra đề nghị đó là hãy bỏ ý kiến đó đi.
Sau này mới rõ là bộ chỉ huy phát-xít Đức đặt niềm hy vọng lớn vào số
quân của tập đoàn quân 6 bị vây. Khi N. N. Vô-rô-nôp và C. C. Rô-cô-xốp-
xki hỏi Pao-lút tại sao hắn không đầu hàng ngay sau khi thấy rõ tình trạng