Sáng 12 tháng Mười một tàu đến Béc-lin. Ra đón chúng tôi ở ga An-
han-tơ có một nhóm các nhà hoạt động của chính phủ Đức, dẫn đầu là bộ
trưởng Bộ ngoại giao Phôn Ríp-ben-tơ-rốp và thống chế Cai-ten. Sau những
nghi thức thường lệ trong những trường hợp như vậy, chúng tôi được đưa
về ở lâu đài Ben-lơ-vuy. Ngay trong ngày hôm đó, trưởng đoàn của ta, cùng
đi có đại sứ Liên Xô tại Béc-lin, các phiên dịch của ta và Phôn Ríp-ben-tơ-
rốp, đến tòa nhà văn phòng quốc trưởng để gặp Hít-le.
Như liền sau đấy chúng tôi đã rõ, Hít-le âm mưu lôi kéo phái đoàn Liên
Xô vào một trò chơi bẩn thỉu, đề nghị thảo luận một kế hoạch khiêu khích
(phân chia thế giới) giữa Đức, I-ta-li-a, Nhật và Liên Xô. Sau khi cự tuyệt
mánh khóe chính trị đó, Mô-lô-tốp yêu cầu trả lời cụ thể các câu hỏi của ta
về chính sách của Béc-lin - Trung Âu và Đông - Nam Âu cũng như về
những mục đích của nước Đức ở Phần Lan và Ru-ma-ni. Không hiểu lẫn
nhau nên hai bên đã giải tán.
Và đến tối, có cuộc tiếp khách tại Đại sứ quán Liên Xô ở đường Un-tơ
đen Lin-đơn, đến dự có thống chế H. Gơ-rinh, phó của Hít-le, phụ trách
lãnh đạo đảng quốc xã, R. Ghét-xơ, bộ trưởng bộ ngoại giao Phôn Ríp-ben-
tơ-rốp và nhiều người khác. Chưa kịp ngồi vào bàn thì nghe thấy còi báo
động phòng không: máy bay Anh đang tiến về phía Béc-lin. Cuộc tiếp
khách phải bỏ dở.
Tối 13 tháng Mười một lại có một cuộc gặp lần thứ hai với Hít-le. Và
lần này cũng không đem lại kết quả gì cả.
Sáng hôm sau, chúng tôi rời Béc-lin. Những nghi thức linh đình và sự
niềm nở bề ngoài của chủ nhà thì không còn lại dấu tích gì nữa: tiễn đưa
lạnh nhạt, vài câu nói khách sáo khô khan. Sau này, toàn thế giới đều biết là
ngay ngày 5 tháng Chạp, Hít-le đã xem xét bản “kế hoạch Ốt-tô”, (kế hoạch
tiến công Liên Xô) và đã đồng ý về nguyên tắc, và đến ngày 18 tháng Chạp
thì ra chỉ thị thay nó bằng một kế hoạch tỉ mỉ hơn, “kế hoạch Bác-ba-rô-