Bộ Tổng tư lệnh đã giải quyết một số vấn đề mới khá phức tạp liên quan
tới việc đó. Trong số đó, những vấn đề chủ yếu là: gấp rút tổ chức sự liên
lạc vững chắc, ổn định giữa Bộ Tổng tư lệnh với các phương diện quân và
giữa các phương diện quân với các đơn vị, lựa chọn tại chỗ những tuyến có
lợi nhất để tổ chức trận địa phòng ngự và chuẩn bị các tuyến đó về mặt
công sự; tổ chức ở các tuyến đó những cánh quân có thể đáp ứng tốt nhất
tình hình mặt trận lúc bấy giờ, điều động kịp thời những cánh quân đến các
tuyến đó, triển khai và chuẩn bị cho phòng ngự, bằng mọi cách nâng cao
tinh thần và khả năng chiến đấu cho bộ đội, huấn luyện quân sự và chính trị
rộng rãi và cấp tốc cho các nguồn nhân lực và xây dựng lực lượng dự bị
chiến lược mới thật hùng hậu, tổ chức sản xuất trong những điều kiện vô
cùng gian khó này của đất nước để đảm bảo cho tiến tuyến tất cả mọi thứ
của cải vật chất cần thiết nhắm tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống
quân thù một cách có kết quả hơn.
Do những nhiệm vụ ngày càng phức tạp hơn nhằm đánh trả quân thù,
Ban chấp hành trung ương Đảng đã trở lại vấn đề lãnh đạo chiến lược.
Ngày 10 tháng Bảy, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh được cải tổ thành Đại
bản doanh Bộ Tư lệnh tối cao các Lực lượng vũ trang Liên Xô, và ngày 8
tháng Tám thì đối thành Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao các Lực
lương vũ trang Liên Xô. I. V. Xta-lin làm chủ tịch. Ngày 19 tháng Bảy đồng
chí được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng và ngày 8 tháng
Tám làm Tổng tư lệnh tối cao các Lực lượng vũ trang Liên Xô.
Các ủy viên trong Đại bản doanh Bộ Tư lệnh tôi cao là V M. Mô-lô-tốp,
C. E. Vô-rô-si-lốp, X. C. Ti-mô-sen-cô, Gh. C. Giu-cốp. B. M. Sa-pô-sni-
cốp. X. M. Bu-đi-on-nưi. Với thành phần đó, Đại bản doanh tồn lại đến gần
cuối chiến tranh. Đại bản doanh đã trở thành một cơ quan khá tập trung và
cơ động để lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang.
Cơ cấu của Bộ dân ủy quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu cũng được
thay đổi. Tính chất của cuộc cải tổ cũng xuất phát từ lợi ích của việc lãnh