súng và hỏa điểm kiên cố; và theo lệnh của Hít-le, các thành phố như Vi-
tép-xcơ Oóc-sa, Mô-ghi-li-ốp, Bô-brui-xcơ, Bô-ri-xốp và Min-xcơ được
tuyên bố là “những khu vực phòng thủ vững chắc”. Thông thường, như vậy
nghĩa là những chỗ ấy phải giữ cho kỳ được bằng bất cứ giá nào.
Cụm tập đoàn quân “trung tâm” của Đức bao gồm tập đoàn quân xe
tăng 3, các tập đoàn quân 4, 9 và 2. Trong dải phòng ngự thứ nhất có 38 sư
đoàn, ở thê đội hai và ở lực lượng dự bị có 14 sư đoàn và một số lớn các
phân đội chuyên môn và đội đặc chủng; tổng cộng, tính cả các binh đoàn
cạnh sườn của các cụm tập đoàn quân bên cạnh thì tại Bê-lô-ru-xi-a, bọn
Đức có 63 sư đoàn và 3 lữ đoàn.
Cho tới ngày 28 tháng Sáu năm 1944, thống chế Bu-sơ đã chỉ huy cụm
tập đoàn quân “Trung tâm” của địch. Tư lệnh các tập đoàn quân của hắn là
các tướng Rai-nơ-hác, Típ-pen-xkiếc-khơ, Phoóc-man và Vai-khơ-xơ. Ít lâu
sau, tập đoàn quân xe tăng 4 của tướng Nê-rinh cũng được điều tới tham
chiến. Tính chung, Bu-sơ nắm trong tay 80 vạn binh lính và sĩ quan, 9.500
pháo và cối, 900 xe tăng và pháo tiến công, 1.300 máy bay chiến đấu.
Theo kế hoạch được Đại bản doanh phê chuẩn, chiến dịch “Ba-gra-ti-
ôn” được quyết định mở màn vào ngày 19 - 20 tháng Sáu. Khi phê chuẩn kế
hoạch chiến dịch Bê-lô-ru-xi-a ngày 30 tháng Năm, như nhiều lần trước,
Xta-lin tuyên bố rằng nhiệm vụ trước mắt của Đại bản doanh là giúp đỡ cho
bộ tư lệnh và bộ đội của các phương diện quân chuẩn bị và tiến hành thật
tốt chiến dịch đã định, còn Hội đồng quốc phòng Nhà nước và Bộ Tổng
tham mưu thì phải có các biện pháp để cung cấp kịp thời và đầy đủ cho các
đơn vị tất cả những thứ gì cần thiết.
Đồng chí đề nghị cử Ch. C. Giu-cốp và tôi tới Bê-lô-ru-xi-a với tư cách
là đại diện của Đại bản doanh và có hỏi chúng lôi muốn đến phương diện
quân nào. Cả hai chúng tôi đều trả lời là sẵn sàng đi tới nơi nào được chỉ
định. Đổng chí quyết định phái Giu-cốp làm nhiệm vụ phối hợp hành động
của các Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1 và 2, còn tôi thì phối hợp hành