phương tiện hỏa lực của sư đoàn - số lượng pháo, súng phun lửa, súng máy
đều bị rút bớt. Chúng tôi phải đi đến quyết định như vậy, nhưng không còn
cách nào khác.
Hồi đó, nền kinh tế quốc dân không thể cung cấp nổi số vũ khí, kỹ thuật
chiến đấu, đạn dược mà mặt trận cần đến. Căn cứ vào khả năng thực tế, Đại
bản doanh và Bộ Tổng tham mưu đã sửa đổi lại cơ cấu tổ chức của sư đoàn.
Khi quyết định như vậy, chúng tôi hy vọng rằng đó chỉ là những biện
pháp tạm thời và những phương tiện vật chất bị hạn chế sẽ được bù lại bằng
tinh thần chính trị và đạo đức cao của các Lực lượng vũ trang và bằng việc
các cán bộ chỉ huy nhanh chóng tiếp thu kinh nghiệm chiến đấu. Đồng thời,
chúng tôi hy vọng là tình trạng như thế sẽ kéo dài không lâu và cơ cấu tổ
chức của các quân đoàn và sư đoàn sẽ được xem xét lại.
Cần phải nhận rõ rằng những thất bại ban đầu của Hồng quân đã cho
thày nhược điểm của một số cán bộ chỉ huy. Trong tình hình hết sức phức
tạp đó, họ tỏ ra không đủ khả năng lãnh đạo bộ đội theo lối mới, không
nhanh chóng nắm được nghệ thuật tiến hành chiến tranh hiện đại, bị trói
buộc bởi những quan niệm cũ.
Không phải tất cả mọi người đều biết nhanh chóng thích ứng kịp với
tình hình. Xta-lin thì cho rằng tình hình tác chiến phát triển không như ý
muôn, tức là cần phải lập tức thay thế cán bộ lãnh đạo. Sự thay đổi đã diễn
ra trong toàn bộ cơ quan Bộ dân ủy quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu và cơ
quan lãnh đạo các đơn vị. Song, cách đốu xử như thế với cán bộ trong
những tháng đầu chiến tranh không phải lúc nào cũng đem lại những kết
quả tích cực.
Tôi muốn nói kỹ hơn tí nữa về công việc của Đại bản doanh. Vậy, Đại
bản doanh có phải là một cơ quan hoạt động thường xuyên của Tổng tư
lệnh tối cao không? Phải, đúng thế. Nhưng về điều này, cần phải hình dung
là Đại bản doanh làm việc theo một cách thức đặc biệt. Để nghiên cứu một