Lời kêu gọi này không được trả lời. Và sáng 13 tháng Tư, bộ đội Liên
Xô lại tiến công. Sau khi tập trung một lực lượng lớn gấp đôi, phương diện
quân đã đánh đòn chủ yếu vào trung tâm, trên hướng chung đến Phi-sơ-hau-
den, nhằm chia cắt quân Đức và, sau đó, tiêu diệt từng bộ phận. Từ Bắc
xuống Nam, các tập đoàn quân sát cánh chiến đấu, các tập đoàn quân cận vệ
2 và 11, tập đoàn quân 5, 39 và 43. Ngay trong ngày tiến công đầu tiên, trận
địa phòng thủ của địch đã bị phá vỡ. Không chống đỡ nổi, ngày 14 tháng
Tư. bọn Hít-le bắt đấu rút lui.
Ngày 17 tháng Tư, bộ đội Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3, sau một
trận chiến đấu kịch liệt, đã chiếm Phi-sơ-hau-den. Nhiệm vụ quét sạch quân
địch khỏi bán đảo Dem-lan-đơ về căn bản đã được giải quyết. Tỉnh trưởng
Cô-khơ, đại diện riêng của Hít-le, ở trên một chiếc tàu phá băng, chuẩn bị
sẵn sàng suốt từ mùa đông, đã chuồn khỏi bán đảo Dem-lan-đơ sang Đan
Mạch, sau khi ra lệnh cho binh lính chiến đấu đến người cuối cùng. Ngày
25 tháng Tư, bộ đội Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3, với sự tham gia tích
cực của Hạm đội Ban-tích, đã chiếm pháo đài và cảng Pi-lau (Ban-tích-xcơ)
- điểm tựa cuối cùng của địch trên bán đảo Dem-lan-đơ.
Chiến dịch Đông Phổ tiến hành trong những điều kiện cực kỳ phức tạp
là một trong những bằng chứng tỏ rõ sức mạnh chiến đấu hùng hậu và sự
trưởng thành về nghệ thuật quân sự của các Lực lượng vũ trang Liên Xô.
Qua chiến dịch này, Hồng quân đã có thêm nhiều kinh nghiệm chiến đấu
với một kẻ địch mạnh, có trận địa phòng ngự được chuẩn bị rất tốt và rất
phát triển về mặt công sự và hỏa lực trên địa hình hết sức thuận lợi cho
chúng.
Bộ đội Liên Xô phải giải quyết nhiệm vụ tiêu diệt địch trên một địa bàn
rộng, dồn chúng ra biển Ban-tích và đồng thời ra các vịnh ở vùng Cơ-ních-
xbe. Tình hình đó buộc bộ chỉ huy Liên Xô phải đánh vào chính diện là chủ
yếu và thường là không có điều kiện đánh bao vây. Do đó có nhiều khó
khăn mà chúng ta phái tính đến khi tổ chức và thực hiện chiến dịch. Lực