Việc mở rộng chức năng của các đại diện Đại bản doanh đã cho phép
nâng cao tính cụ thể và linh hoạt của sự lãnh đạo chiến lược đối với bộ đội.
Trong việc đánh giá hoạt động của các đại diện Đại bản doanh có cả
những ý kiên phủ định. Quả thật, sau chiến tranh, một số các tư lệnh
phương diện quân đã nói rằng các đại diện của Đại bản doanh gần như là
một khâu thừa trong hệ thống lãnh đạo chiến lược của cuộc đấu tranh vũ
trang, dường như chỉ làm cho hoạt động của họ thêm phức tạp. Theo tôi,
những ý kiến như vậy là thiếu tính chất khách quan xác đáng.
Ý nghĩa của quy chế về các đại diện Đại bản doanh không phải chỉ là ở
chỗ họ đã giúp cho việc tiến hành các chiến dịch có tính chất chiến lược ở
những hướng quyết đình, mặc dù bản thân điều đó rất quan trọng, và chưa
chắc người ta có thể không nhất trí một cách thật sự với ý kiến như vậy. Đại
diện của Đại bản doanh còn đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện nhất
quán ý đồ và toàn bộ kế hoạch chiến dịch, trong việc đem lợi ích của một
phương diện quân nào đó phục tùng lợi ích chung nhằm tiến hành thắng lợi
chiến dịch, phục tùng những nhiệm vụ của Bộ Tổng tư lệnh tối cao.
Trong trường hợp này, mọi việc đều được bắt đầu từ những bản báo cáo
chính xác và khách quan của các đại diện Đại bản doanh cho Tổng tư lệnh
tối cao về tình hình ngoài mặt trận, những kết luận thực tế của bộ chỉ huy về
đánh giá tình hình địch, về thực hiện kế hoạch của chiến dịch, về những vấn
đề hiệp đồng của phương diện quân với các phương diện quân bạn và giữa
các quân chủng khác nhau thuộc phương diện quân, về việc sử dụng lực
lượng dự bị, v. v..
Căn cứ vào các bản báo cáo của các đại diện Đại bản doanh và của tư
lệnh các phương diện quân, Bộ Tổng tư lệnh tối cao nhận được những tin
tức chính xác hơn về tất cá các sự kiện ngoài mặt trận, về tiến trình của
chiến dịch để có thể đề ra những quyết định đúng đắn.